CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) của 'nữ hoàng' thủy sản miền Tây Trương Thị Lệ Khanh vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh soát xét với không nhiều biến động.

Tuy nhiên, báo cáo cho thấy Vĩnh Hoàn tiếp tục là một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt với khoản tiền dư thừa không nhỏ được đổ vào đầu tư tài chính. Cụ thể, Thủy sản Vĩnh Hoàn có hơn nghìn tỷ đồng gửi ngân hàng và hơn 57 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu.

Trong năm trước, Thủy sản Vĩnh Hoàn ghi nhận lợi nhuận lớn sau khi đầu tư vào cổ phiếu Thép Hòa Phát và Thế Giới Di Động. Trong năm 2021, Vĩnh Hoàn đầu tư vào bất động khu công nghiệp Kinh Bắc (KBC), Vietinbank (CTG) và Đất Xanh.

Trước đó, hồi đầu năm 2021, Thủy sản Vĩnh Hoàn của bà Trương Thị Lệ Khanh đã chi hơn 520 tỷ đồng để mua hợp nhất công ty sản xuất bánh phồng tôm lớn nhất Việt Nam Sa Giang (SGC), với tỷ lệ sở hữu gần 77%.

Những tháng đầu năm 2021, Vĩnh Hoàn ghi nhận kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đặc biệt là xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong bối cảnh nước này mở cửa lại nền kinh tế. Các nhà hàng và ngành dịch vụ thực phẩm hoạt động sau cao điểm dịch Covid-19 bùng phát. Gần đây, xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Trung Quốc cũng tăng trưởng trở lại.

{keywords}
Tin chứng khoán ngày 9/9: Doanh nghiệp đổ triệu USD vào cổ phiếu.

Đầu tư vào cổ phiếu là kênh được nhiều tổ chức và cá nhân lựa chọn trong thời gian gần đây khi mà lãi suất tiền gửi ngân hàng xuống thấp.

Việc các doanh nghiệp hay cá nhân nổi tiếng mang tiền nhàn rỗi đi đầu tư chứng khoán, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu,... không còn hiếm thấy.

REE của bà Nguyễn Thị Mai Thanh là một doanh nghiệp đổ tiền vào mua cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp trên sàn, trong đó có nhiều cổ phiếu thủy điện và nước sạch. Gelex của ông Nguyễn Văn Tuấn cũng đầu tư vào nhiều doanh nghiệp ngành thiết bị điện, nước sạch, logistics, xây dựng... Thaco đầu tư vào cổ phiếu HNG và trước đó là đầu tư mua cổ phiếu Thủy sản Hùng Vương.

Gần đây, hoa hậu Ngọc Hân và Mai Phương Thúy đổ tiền vào các hệ thống cầm đồ. Ái nữ Tân Hiệp Phát đổ hàng trăm tỷ mua cổ phần Yeah1.

Không phải đầu tư nào cũng mang đến lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp cá nhân thua lỗ. Tuy nhiên, đây là một tín hiệu tích cực cho thị trường vốn Việt Nam.

Sở dĩ dòng tiền đổ mạnh vào thị trường cổ phiếu là do lãi suất huy động của ngân hàng đang ở mức thấp; kênh trái phiếu doanh nghiệp bị siết lại vì Nghị định 81; trong khi người dân có ít lựa chọn đầu tư.

Trong tháng 8, số lượng tài khoản mở mới trên TTCK vẫn rất lớn với 120.506 tài khoản mới. Tính trong cả 8 tháng, nhà đầu tư trong nước mở mới 842.405 tài khoản chứng khoán, lớn hơn tổng số tài khoản mở mới trong 3 năm 2018; 2019 và 2020 cộng lại.

Trong vài tháng gần đay, thanh khoản trên TTCK tăng bùng nổ. Thanh khoản thị trường đã trở lại cột mốc bình quân mỗi phiên tỷ USD, cao điểm lên tới 2 tỷ USD giá trị cổ phiếu được chuyển nhượng.

{keywords}
Biến động chỉ số VN-Index.

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 9/9

Chiều 9/9 sức cầu áp đảo áp lực bán ra nhất là đối với cổ phiếu ngành ngân hàng. Nhóm này tăng ấn tượng giúp thị trường chung đi lên mạnh mẽ. Chốt phiên chiều 9/9, chỉ số VN-Index tăng 10,37 điểm lên 1.343,98 điểm. HNX-Index tăng 3,17 điểm lên 350,44 điểm. Upcom-Index tăng 0,47 điểm lên 94,83 điểm.


Thanh khoản đạt 23,4 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn. Riêng sàn HOSE đạt hơn 19,6 nghìn tỷ đồng.

Nhóm ngân hàng bắt đầu chuyển từ đỏ sang xanh từ cuối phiên sang và duy trì tới hết phiên chiều. Trừ Vietcombank giảm nhẹ 400 đồng sau vụ scandal liên quan tới vụ việc sao kê tài khoản liên quan tới hoạt động từ thiện của một nghệ sĩ có tên tuổi. Cổ phiếu TPBank (TPB) tăng ấn tượng thêm 1.700 đồng lên 37.800 đồng/cp với giao dịch lên tới hơn 12,5 triệu đơn vị. VPBank cũng tăng khá mạnh thêm 1.400 đồng lên 63.400 đồng/cp…

Các cổ phiếu trong nhóm VN-30 hầu hết tăng giá. Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tăng thêm 4.300 đồng lên 90.500 đồng do giới đầu tư kỳ vọng các thành phố lớn sớm mở cửa lại các hoạt động kinh doanh. Thế Giới Di Động (MWG) cũng tăng mạnh thêm 7.500 đồng lên 118.900 đồng/cp với kỳ vọng tương tự. Cổ phiếu Masan (MSN) tăng 3.000 đồng lên 131.000 đồng/cp.

Ở chiều ngược lại, Vingroup (VIC) và Vinhomes (VHM) tiếp tục giảm và ảnh hưởng tiêu cực lên sàn TPHCM. Vingroup giảm 700 đồng xuống 91.300 đồng/cp. Vinhomes giảm nhẹ 200 đồng. Các cổ phiếu bất động sản giảm khá mạnh. Novaland giảm 800 đồng xuống 103.200 đồng/cp. Bất động sản Phát Đạt giảm 1.800 đồng xuống 82.400 đồng/cp.

Trong phiên giao dịch sáng 9/9, sức cầu tăng nhanh vào cuối buổi. Nhiều cổ phiếu tăng giá trở lại khi dòng trên thị trường vẫn dồi dào.

Chốt phiên sáng 9/9, chỉ số VN-Index tăng 6,3 điểm lên 1.339,91 điểm. HNX-Index tăng 2,19 điểm lên 349,47 điểm. Upcom-Index tăng 0,06 điểm lên mức 94,42 điểm. Thanh khoản đạt 14,0 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Theo VDSC, chuỗi tăng diểm chấm dứt và TTCK bắt đầu ở những ngày điều chỉnh đầu tiên. Nhiều cổ phiếu sau kỳ tăng mạnh cũng đang hạ nhiệt dần. Và những cổ phiếu cơ bản cũng không thu hút được dòng tiền để có xu thế tích cực hơn. Và chưa xuất hiện sự đột biến nào để có dấu hiệu cho thấy nhịp điều chỉnh kết thúc, do vậy các NĐT cần thận trọng bảo vệ tài khoản của mình trong lúc này là ưu tiên hàng đầu.

Chốt phiên chiều 7/9, chỉ số VN-Index giảm 8,29 điểm xuống 1.333,61 điểm. HNX-Index tăng 0,8 điểm lên 347,28 điểm. Upcom-Index giảm 0,34 điểm xuống 94,36 điểm. Thanh khoản đạt 23,4 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn. Riêng sàn HOSE đạt hơn 19,6 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Mỹ quyết định nhẹ tay, nữ hoàng miền Tây trước cơ hội thắng lớn

Mỹ quyết định nhẹ tay, nữ hoàng miền Tây trước cơ hội thắng lớn

Doanh nghiệp của nữ hoàng thủy sản miền Tây Trương Thị Lệ Khanh chứng kiến xuất khẩu tăng mạnh ở thị trường Mỹ và sẽ không bị truy thu thuế sau khi chính quyền ông Joe Biden có quyết định nhẹ tay.