Tỷ giá ngoại tệ ngày 15/6 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế tăng dựng đứng do giới đầu tư dồn dập bán đồng Euro sau quyết định mềm mỏng của châu Âu.

Ngày 15/6 Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 22.595 đồng (tăng 12 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.700 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.253 đồng (tăng 18 đồng).

Đầu giờ sáng 13/6, một số ngân hàng thương mại tăng tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay thêm 5 đồng so với cùng giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 22.775 đồng (mua) và 22.845 đồng (bán).

Vietcombank, BIDV niêm yết tỷ giá ở mức 22.775 đồng (mua) và 22.835 đồng (bán). 

 

Đầu phiên giao dịch ngày 15/6 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 94,2 điểm.

USD đứng ở mức: 1 euro đổi 1,1679 USD; 110,34 yen đổi 1 USD  và 1,3319 USD đổi 1 bảng Anh. 

{keywords}
 

Đêm qua, đồng USD trên thị trường quốc tế tăng dựng đứng do giới đầu tư dồn dập bán đồng euro sau quyết định mềm mỏng của châu Âu.

Đồng bạc xanh tăng nhanh sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có một quyết định bất ngờ và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phát đi tín hiệu tốt đẹp hơn về nền kinh tế Mỹ.

Trong phiên liền trước, Ủy ban thị trường mở của Fed (FOMC) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm phần trăm lên mức 1,75%-2% và cho biết sẽ là hợp lý nếu tăng lãi suất thêm 2 lần nữa.

Quyết định Fed tăng lãi suất đã có những tác động tích cực lên đồng USD. Tuy nhiên lực đẩy chính kéo USD tăng vọt lại là do ECB đã bất ngờ giữ lãi suất không đổi và kéo chương trình nới lỏng định lượng, mua trái phiếu kích cầu, tới cuối 2018.

Theo ECB, quy mô mua cũng sẽ giảm từ 30 tỷ euro/tháng hiện tại xuống còn 15 tỷ euro/tháng từ sau tháng 9. Trong khi đó, lãi suất cơ bản dự kiến sẽ được ECB giữ ở mức hiện tại cho đến ít nhất là hè 2019 nhằm đảm bảo lạm phát diễn biến phù hợp với những kỳ vọng hiện tại về một hướng điều chỉnh bền vững.

ECB hiện duy trì lãi suất tái cấp vốn 0%, lãi suất vay ký quỹ là 0,25% và lãi suất tiền gửi -0,4%. Điều này có nghĩa là các ngân hàng khác phải mất thêm tiền nếu gửi tiền vào ECB.

ECB giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục và đã bơm gần 2,4 nghìn tỷ euro vào kinh tế khu vực Eurozon) từ năm 2015 thông qua chương trình "nới lỏng định lượng". ECB cũng hạ dự báo tăng trưởng của Eurozone trong năm 2018, từ 2,4% xuống còn 2,1%.

Trên thị trường trong nước phiên ngày 14/6, tỷ giá USD/VND ở đa số các ngân hàng gần như không đổi so với phiên liền trước, phổ biến ở mức: 22.775 đồng/USD và 22.845 đồng/USD.

Tới cuối phiên 14/6, Vietcombankvà BIDV  niêm yết ở mức: 22.775 đồng (mua) và 22.844 đồng (bán). Vietinbank và ACB: 22.780 đồng (mua) và 22.850 đồng (bán).

So với trước Tết, tỷ giá đồng đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng tăng 95-120 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra.

Giá USD trên thị trường chợ đen đứng ở mức: 22.895 - 22.915 đồng/USD.

Chốt phiên giao dịch 14/6, tỷ giá Euro đứng ở mức: 26.734 đồng (mua) và 26.915 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 30.201 đồng (mua) và 30.685 (bán). Tỷ giá yên Nhật ở mức 203,7 đồng và bán ra ở mức 209,1 đồng.

V. Minh

Tỷ giá ngoại tệ ngày 14/6: Thời điểm bước ngoặt, USD biến động mạnh

Tỷ giá ngoại tệ ngày 14/6: Thời điểm bước ngoặt, USD biến động mạnh

Tỷ giá ngoại tệ ngày 14/6 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế biến động mạnh ở thời điểm trước và sau phiên họp quan trọng.

Tỷ giá ngoại tệ ngày 13/6: Ngày lịch sử, USD chờ bứt phá

Tỷ giá ngoại tệ ngày 13/6: Ngày lịch sử, USD chờ bứt phá

Tỷ giá ngoại tệ ngày 13/6 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế tiếp tục giậm chân tại chỗ và có dấu hiệu hạ nhiệt so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác bất chấp Mỹ sắp tăng lãi suất.

Tỷ giá ngoại tệ ngày 12/6: G7 căng thẳng, USD chưa thể ngóc đầu

Tỷ giá ngoại tệ ngày 12/6: G7 căng thẳng, USD chưa thể ngóc đầu

Tỷ giá ngoại tệ ngày 12/6 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế chưa thể tăng bất chấp Mỹ sắp có cuộc họp quan trọng về chính sách tiền tệ.