Tỷ giá trong nước

Ngày 20/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.238 đồng (giảm 3 đồng so với ngày hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng.

Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại như sau: Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.310 đồng (mua) và 23.520 đồng (bán). Eximbank: 23.330 đồng (mua) và 23.500 đồng (bán).

Ngày 17/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.241 đồng (tăng 5 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi).

Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ phổ biến ở mức 23.350 đồng (mua) và 23.530 đồng (bán).

Vietcombank và BIDV niêm yết tỷ giá ở mức: 23.350 đồng/USD và 23.530 đồng/USD. Vietinbank: 23.340 đồng/USD và 23.520 đồng/USD. ACB: 23.370 đồng/USD và 23.520 đồng/USD.

{keywords}
Tỷ giá ngoại tệ 

Tỷ giá ngoại tệ

Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,33% ở mức 99,78.

Quan chức Mỹ ngày 17/4 thông báo nước này đã triển khai chương trình hỗ trợ tín dụng quy mô lớn để giúp 1,6 triệu doanh nghiệp nhỏ không phải ngừng hoạt động do dịch COVID-19.

Trong một thông báo chung, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và người đứng đầu Hiệp hội Kinh doanh nhỏ (SBA) Jovita Carranza cho hay chương trình PPP đang “giữ lại” hàng triệu việc làm cho người lao động Mỹ và giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Nhận định về kinh tế thế giới, bà Kristalina Georgieva - Giám đốc điều hành IMF dự báo, GDP bình quân đầu người sẽ giảm trên 170 quốc gia do đại dịch Covid-19, nhưng dự báo đó có thể vẫn là một bức tranh lạc quan hơn so với thực tế.

IMF lưu ý rằng ngay cả một đợt bùng phát trong thời gian ngắn cũng có thể sẽ kéo thế giới vào tình trạng suy giảm GDP 3%. Sự tái phát của Covid-19 vào năm 2021, nếu xảy ra, có thể khiến các nền kinh tế phải vật lộn trong nhiều năm tới.

Trong dự báo kinh tế mới nhất, IMF cho biết tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm nay, thấp hơn cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008-2009.

Các quốc gia trong nhóm mới nổi và đang phát triển đều phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế, trong khi dịch bệnh sẽ tác động nghiêm trọng đến hoạt động của các nhà xuất khẩu.

Các con số đáng quan ngại trên được đưa ra sau khi Ngân hàng thế giới (WB) tuần trước đã cảnh báo nền kinh tế ở khu vực Nam Sahara có thể lần đầu tiên rơi vào suy thoái trong 25 năm. So với các châu lục khác, châu Phi vẫn đang đứng sau về số ca nhiễm và tử vong do COVID-19.

Tại châu Á, Tổng thống Hàn Quốc cho biết, sẽ bơm thêm khoảng 56.000 tỷ won (46 tỷ USD) cho gói kích thích kinh tế bổ sung, nhằm giúp nền kinh tế lớn vượt qua những tác động nặng nề từ dịch COVID-19.

Từ tháng 9/2019, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu cung cấp các gói vay chuyển đổi an toàn cho người dân để giảm nợ hộ gia đình, cho phép người vay chuyển đổi từ các gói vay thế chấp lãi suất biến động sang các gói vay lãi suất cố định 1%. Để triển khai hình thức này, HF đã tăng lượng phát hành chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp nhà.

Đông Sơn