Kẻ xấu có thể sử dụng thiết bị skimmer sao chép các thông tin trên thẻ ATM để tạo thẻ giả mà người dùng không hề hay biết.

Vụ ‘31.000 thẻ ngân hàng bị lộ’: Liệu khách có mất tiền?

Rộ chiêu lừa đảo qua điện thoại: Bất cẩn mất tiền tỷ

Trong vài ngày gần đây, hàng loạt khách hàng của các ngân hàng như Vietinbank, Vietcombank phàn nàn về sự việc số tiền trong tài khoản của họ không cánh mà bay dù không thực hiện bất cứ giao dịch nào và thẻ ATM vẫn đang nằm trong ví.

Qua khai thác ban đầu từ phía cơ quan chức năng, nghi phạm đã sử dụng các thiết bị để ghi lại thông tin thẻ ATM và mật khẩu của nạn nhân, sau đó tạo ra một chiếc thẻ "nhân bản" (thẻ giả) và dùng chúng để thực hiện giao dịch.

Nhận biết các thiết bị skimmer

Không chỉ xuất hiện ở Việt Nam, phương thức lừa đảo trên đã được sử dụng tại nhiều nơi trên thế giới. Theo đó, một thiết bị nhỏ với tên gọi skimmer sẽ được gắn đè lên khe đọc thẻ của ATM.

Theo Thebalance, thiết bị này có kích thước lớn hơn nhưng ngoại hình, màu sắc được làm giống với khe đọc thẻ. Do đó nếu không quan sát kỹ, người dùng rất khó có thể nhận biết sự tồn tại của chúng.

{keywords}
Các thiết bị skimmer có ngoại hình, màu sắc được làm giống so với khe đọc thẻ thật. Ảnh: RiskEvolves.

Khi người dùng đưa thẻ vào, thiết bị sẽ chụp và sao chép tất cả các thông tin được in trên thẻ bao gồm dải từ, số thẻ, ngày hết hạn cũng như tên đầy đủ của chủ thẻ.

Như vậy, tội phạm đã lấy được toàn bộ thông tin trên thẻ và nạn nhân không hề hay biết. Từ đó, chúng sẽ tạo ra những chiếc thẻ "nhân bản" (thẻ giả) chứa thông tin thật của chủ tài khoản.

Bên cạnh việc sao chép thông tin để làm thẻ giả, tội phạm cũng sẽ cài một số thiết bị khác để đánh cắp mã PIN đăng nhập tài khoản. Một trong những phương thức được sử dụng nhiều nhất là gắn camera giám sát hoặc dùng bàn phím giả được đặt chồng lên bàn phím thật và ghi lại mọi thao tác của người dùng, bao gồm cả quá trình nhập mã PIN.

Chủ thẻ cần làm gì?

Ông Phùng Duy Khương, Giám đốc Khối bán lẻ, hàm Phó tổng giám đốc VietinBank cho biết trước đây, thiết bị đánh cắp thông tin thẻ (Skimming) được gắn vào các cây ATM những ngày trong tuần nên nhân viên ngân hàng có thể phát hiện, xử lý. Nhưng gần đây, các thiết bị gian lận được gắn lên cây ATM vào các ngày nghỉ, gây khó khăn cho việc kiểm soát.

Do đó, người dùng cần chủ động có những biện pháp tự bảo vệ tài khoản cá nhân. Trước khi thực hiện giao dịch tại cây ATM, người dùng nên kiểm tra khe đọc thẻ và bàn phím số, nếu phát hiện các điểm nhô ra bất thường, lỏng lẻo hoặc có gắn băng dính thì nhiều khả năng cây ATM đã bị gắn thiết bị Skimming. Thêm vào đó, khi nhập mã PIN tài khoản, người dùng cần dùng tay che kín lại, tránh bị theo dõi bởi  các loại camera giám sát.

{keywords}
Người dùng cần chủ động bảo vệ các thông tin trên thẻ cá nhân.

Hơn nữa, trong các giao dịch thường ngày, chủ thẻ không nên đưa thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng cho nhân viên thanh toán khi không kiểm soát quá trình quẹt thẻ. Việc này có thể tạo ra cơ hội cho kẻ gian sao chép thông tin thẻ của bạn.

Đặc biệt đối với thẻ tín dụng, người dùng nên ghi nhớ ba số bảo mật sau thẻ (số CCV) vào một nơi an toàn. Sau đó, chủ thẻ có thể cạo sạch ba số này để phòng rủi ro khi bị mất thẻ, đồng thời hạn chế chia sẻ ảnh chụp thẻ và thông tin thẻ lên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng đưa ra khuyến cáo khách hàng cần giữ bí mật mật khẩu và nên đăng ký dịch vụ thông báo biến động số dư qua SMS Banking để kiểm soát tài khoản, kịp thời ngăn chặn hành vi gian lận.

(Theo Zing)

​3 lưu ý tránh mất tiền oan khi mua căn hộ

​3 lưu ý tránh mất tiền oan khi mua căn hộ

Không chỉ xác định khu vực muốn mua, chọn nhà đầu tư, khách mua nhà còn cần chọn những căn hộ mang “giá trị sống” đã hiện hữu ngay ở dự án.

Tài khoản ngân hàng gánh chục loại phí: Không giao dịch cũng mất tiền

Tài khoản ngân hàng gánh chục loại phí: Không giao dịch cũng mất tiền

Một tài khoản ngân hàng đang phải gánh hàng chục khoản phí khác nhau. Khi giao dịch bạn mất phí cho từng lần nhưng khi cả tháng trời không giao dịch gì bạn cũng mất tiền hàng chục ngàn đồng.