Amanda Holden (32 tuổi) tới từ Portland, Oregon (Mỹ) bị đặt cho biệt danh "Dumpster Dog" khi cô bị phát hiện lục lọi thùng rác văn phòng để tìm những đồ ăn thừa đồng nghiệp đã bỏ đi. Bằng cách đó, Amanda đã cắt giảm được khá nhiều các hóa đơn mua sắm.

Bí quyết của cô gái tiết kiệm được gần 800 triệu đồng trong 8 tháng: Ăn thức ăn thừa của đồng nghiệp - Ảnh 1.

Amanda Holden.

Sau khoảng 8 tháng duy trì thói quen ăn đồ ăn thừa của đồng nghiệp, Amanda đã tích cóp được khoản tiền hơn 23.000 bảng Anh (gần 750 triệu đồng), số tiền đủ để cô nghỉ việc và "vi vu" trong vòng 1 năm. Với số tiền tiết kiệm được, Amanda sau đó đã thôi việc ở công ty tài chính, dành một năm để đi du lịch vòng quanh các nước ở khu vực Nam Mỹ.

"Tôi làm việc tại một văn phòng có rất nhiều đồng nghiệp có thói quen bỏ phí bữa ăn. Vì vậy, tôi đã ăn phần thức ăn thừa của họ. Cũng có lúc tôi không tìm thấy thứ gì còn thừa nên phải đi mua. Tôi không tra tấn bản thân mà chỉ làm những điều có thể để tránh lãng phí thực phẩm và tiết kiệm được tiền" - Amanda chia sẻ.

Amanda cho biết cô không cảm thấy phiền hay xấu hổ khi bị sếp bắt gặp ăn đồ ăn thừa của đồng nghiệp đến hai lần. 

"Khi tôi báo sếp về chuyện nghỉ việc trước 2 tuần, ông ấy đã sững người mất một phút rồi nhìn tôi với ánh mắt khó tin và đầy e ngại, hỏi rằng liệu đó có phải lý do khiến tôi ăn ‘rác’ và bị gọi là 'dumpster dog' hay không" - Amanda kể lại.

Trên thực tế, trước khi hình thành thói quen này, vào những năm 20 tuổi, Amanda là một cô gái đam mê tiệc tùng và shopping. Kết quả là sau nhiều năm đi làm, cô không có bất cứ khoản tiết kiệm nào.

Đến năm 27 tuổi, cô chợt thức tỉnh và quyết định rằng mình cần một cuộc "đại tu" để không còn ở trong tình trạng bấp bênh về tài chính nữa.

"Thứ đầu tiên tôi từ bỏ là đi mua sắm. Tôi không phải là kẻ nghiện mua sắm nhưng thật sự rất khó để một người phụ nữ cưỡng lại được sức hấp dẫn và xuống tiền mua các sản phẩm trang điểm, chăm sóc nhan sắc. Thứ hai là những khoản chi không cần thiết, không còn đi cắt tóc, đóng tiền đi tập gym hay mua cà phê. Thứ ba là cố gắng để cắt giảm số tiền chi cho đồ ăn", người phụ nữ 32 tuổi tiết lộ.

Thời điểm hiện tại, cô viết blog về lối sống của mình thông qua trang Dumpster Dog để truyền cảm hứng sống tiết kiệm cho mọi người. Bên cạnh đó, cô còn điều hành công việc kinh doanh riêng đồng thời dạy phụ nữ cách tiết kiệm tiền và đầu tư khôn ngoan.

Bí quyết của cô gái tiết kiệm được gần 800 triệu đồng trong 8 tháng: Ăn thức ăn thừa của đồng nghiệp - Ảnh 2.

Amanda cùng các học viên.

Tự chủ về tài chính là điều ai cũng hướng đến để có thể làm tất cả những gì mình mong muốn mà không cần lo lắng quá nhiều về tiền bạc. Rõ ràng, bí quyết tự do tài chính nằm ở quỹ tiết kiệm của bạn. Việc tiết kiệm vẫn còn là vấn đề khó khăn với nhiều người. Thực ra bạn không cần phải cắt giảm tất cả thú vui trong cuộc sống để có thể tiết kiệm. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, bạn cần có chiến lược riêng thiết lập kế hoạch tài chính.

Chia tỷ lệ phần trăm cụ thể là bước quan trọng khi bắt đầu kế hoạch tiết kiệm. Tỷ lệ này cần được điều chỉnh phù hợp khi thu nhập và lợi nhuận tăng hoặc giảm theo thời gian mà không ảnh hưởng đến sinh kế. Trong trường hợp thu nhập tăng, bạn cũng không nên tăng tỷ lệ chi tiêu mà cần tăng phần trăm tiết kiệm nếu nhận thấy vẫn còn khoản dư sau khi đã thanh toán thuế và chi phí cho cuộc sống.

Các chuyên gia khuyên, bạn nên phải tiết kiệm 25% tổng thu nhập hàng năm. Điều này có nghĩa là bạn phải trang trải toàn bộ chi phí cho cuộc sống cá nhân (bao gồm khoản cần trả nợ nếu có) với 75% và đảm bảo KHÔNG vượt quá số tiền đó.

Bí quyết của cô gái tiết kiệm được gần 800 triệu đồng trong 8 tháng: Ăn thức ăn thừa của đồng nghiệp - Ảnh 3.

Nên lập tài khoản tiết kiệm liên kết với tài khoản chính, sau đó ngân hàng sẽ tự động chuyển tiền vào khoản tiết kiệm mỗi tháng. Việc này sẽ giúp mục tiêu tiết kiệm dễ dàng hơn và giảm thiểu sự trì hoãn của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể cải thiện tài khoản tiết kiệm bằng cách mở rộng đầu tư và các nguồn thu nhập.

Cất trữ các vật phẩm quý giá cũng là cách lý tưởng để tiết kiệm tiền. Bạn có thể trữ vàng, bạc, kim cương hoặc bất kì vật phẩm có giá trị không bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Đặc biệt, bạn cần phải lập một quỹ khẩn cấp. Khi có việc khẩn cấp xảy ra hoặc bị mất việc làm, để tránh thâm hụt vào tiền tiết kiệm dài hạn dành cho hưu trí, bạn nên lập quỹ tiết kiệm dự phòng riêng. Theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính, quỹ dự phòng cần đủ để chi trả cho tối thiểu 6 -12 tháng sinh hoạt, đau ốm, bệnh tật, thất nghiệp…

Người thông minh chắc chắn không bao giờ để bản thân rơi vào khủng hoảng tài chính. Nếu bạn không thể đạt được các mục tiêu tiết kiệm thì tương lai sẽ rất khó khăn và ước mơ trở thành người giàu sẽ càng xa vời.

(Theo Gia Đình và Xã Hội)

Nữ nhân viên quanh năm xin quần áo cũ, nhịn mua sắm... dành tiền mua vàng

Nữ nhân viên quanh năm xin quần áo cũ, nhịn mua sắm... dành tiền mua vàng

Hơn 5 năm qua, Châu cắt giảm mọi nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, dành dụm để mua vàng. Nữ nhân viên văn phòng này dự tính sẽ tiếp tục nhịn ăn, nhịn mặc để mua căn hộ trả góp.