Bộ bàn ghế được làm bằng ngọc quý của một chủ sản xuất tại Ninh Bình khiến nhiều người ngỡ ngàng tại lễ hội Sinh vật cảnh được tổ chức tại Hà Nội.

Bộ bàn ghế này được làm bằng ngọc Hoàng Long, xuất xứ tại Myanmar với tổng cộng 8 món đồ gồm một bàn, một ghế to, bốn ghế nhỏ và hai kẹp. Trong đó, kích thước bàn to là 1,6x1,6m nặng 80 kg, ghế to là 2,2x0,7m nặng 50kg và ghế nhỏ là 0,9x0,9m có trọng lượng 30kg.

Ngoài ra, hai lọ lục bình được làm cùng loại ngọc với bộ bàn ghế cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người. 

Theo tiết lộ, bộ bàn ghế được chế tác vừa bằng tay vừa bằng máy và ghép lại với nhau bằng mộng sắt và keo chịu lực.

Bộ bàn ghế được rao bán với giá 1,6 tỷ đồng. 

{keywords}
Bộ bàn ghế làm bằng ngọc Hoàng Long, giá gần 1,6 tỷ của đại gia Ninh Bình

 

{keywords}
Ghế được chế tác tỉ mỉ, với nhiều họa tiết độc đáo

Chủ nhân bộ bàn ghế chia sẻ: "Vài năm trở lại đây, ngọc Hoàng Long được nhiều người ưa chuộng bởi chúng có độ cứng tốt, độ trong suốt cao và có nhiều màu sắc đẹp. Hơn nữa, trong phong thủy, ngọc quý thường tượng trưng cho tiền tài, may mắn, hanh thông và sự thăng tiến".

Với kích thước lớn, khối lượng nặng, họa tiết bề thế, bộ bàn ghế bằng ngọc thường được sử dụng trong các căn biệt thự, nhà có diện tích rộng.

Chủ nhân của bộ bàn ghế này cho hay, năm trước, nhà anh sản xuất và bán ra thị trường 12 bộ bàn ghế bằng ngọc quý trị giá hàng chục tỷ đồng.

{keywords}

Chiếc ghế dài 2,2x0,7m với những thớ ngọc màu trắng khiến nhiều người thích thú

{keywords}

Bốn chiếc ghế mỗi chiếc có kích thước 0,9x0,9m

{keywords}
 
{keywords}
Bộ ghế sang trọng phù hợp với không gian các căn biệt thự
{keywords}
 
{keywords}
Các đồ vật trang trí đi kèm cũng được chế tác đồng bộ bằng ngọc Hoàng Long
{keywords}
Bình ngọc với các đường vân tự nhiên
{keywords}

Những món đồ trang trí góp phần làm tăng độ sang trọng cho bộ bàn ghế

Lão nông để vài tỷ trong vườn ở làng cây cảnh cổ nhất Việt Nam

Lão nông để vài tỷ trong vườn ở làng cây cảnh cổ nhất Việt Nam

“Ở làng này, hầu như 100% hộ dân đều làm nghề trồng cây cảnh. Đời nối đời, cha truyền con nối, đến nay tuổi của làng cũng hơn 800 năm…”

Hữu Thắng