Bộ Giao thông Vận tải mới đây vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô để thay thế Nghị định 86. Theo bản dự thảo lần thứ 7, cơ quan này đề xuất sẽ quản lý xe chở khách dưới 9 chỗ có ứng dụng phần mềm như Grab, Fast Go... giống với taxi truyền thống.

Trong báo cáo, Bộ GTVT đề xuất phương án quản lý taxi công nghệ như taxi truyền thống bởi quá trình thí điểm cho thấy, phương thức hoạt động của xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ tương đối giống với taxi (về phạm vi hoạt động chủ yếu trong đô thị, đối tượng khách hàng, phương thức gọi xe.

Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, việc lựa chọn phương án trên nhằm hướng đến công bằng, bình đẳng hơn trong điều kiện kinh doanh vận tải và giải quyết vấn đề các Hiệp hội Taxi kiến nghị suốt thời gian qua.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA), vừa có văn bản gửi Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải đề nghị thu hồi hoặc sửa đổi văn bản số 384/TCT-TNCN ngày 8/2/2017 của Tổng cục Thuế. 

{keywords}
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) đề nghị Tổng cục Thuế có phương án thu thuế đối với Grap, Fasst Go

Theo Hiệp hội Vận tải, việc sửa đổi hoặc thu hồi văn bản nói trên nhằm xử lý những bất cập, kẽ hở để taxi công nghệ và các đơn vị kinh doanh vận tải nói chung, gây thất thu ngân sách nhà nước và tạo thế cạnh tranh không công bằng trên thị trường.

Theo đó, Văn bản số 384 do Vụ trưởng vụ Quản lý Thuế thu nhập cá nhân ký ban hành sau hơn 2 năm thực hiện đã có những bất cập, kẽ hở để taxi công nghệ trong đó có Grab gây thất thu ngân sách nhà nước và tạo thế cạnh tranh không công bằng trên thị trường vận tải.

Cũng theo chủ tịch VATA, QĐ số 24 của Bộ GTVT về kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành chỉ có các “doanh nghiệp, hợp tác xã” thuộc đối tượng được tham gia vào kế hoạch thí điểm và giao Công ty TNHH Grab Taxi xây dựng thỏa thuận hợp tác với các điều khoản rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia, quy định về chi phí sử dụng phần mềm kết nối, điều kiện thanh toán chi phí.

Tuy nhiên, Văn bản số 384 của Tổng cục Thuế lại quy định: Công ty TNHH Grab Taxi khai và nộp thuế theo quy định hiện hành đối với phần doanh thu được chia từ hoạt động kinh doanh vận tải theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Công ty Grab Taxi có trách nhiệm khai, nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định đối với doanh thu, thu nhập được chia theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đồng thời ổ chức kinh doanh vận tải có trách nhiệm khai, nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định đối với doanh thu, thu nhập được chia theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Do vậy VATA đánh giá, việc Tổng cục Thuế lại cho phép “cá nhân” nên không thống nhất; cách hiểu rất khác nhau. Qua nắm thông tin của các Hiệp hội thì các hợp tác xã, người kinh doanh vận tải đều nói là thuế do Grab Taxi nộp, nhưng Grab thì nói Grab Taxi chỉ nộp thuế phần doanh thu được chia sẻ.

Theo VATA, nếu Tổng cục Thuế không kịp thời thu hồi hoặc sửa đổi văn bản trên thì số thuế thất thu còn lớn hơn nhiều khi lượng xe chạy theo hình thức Grab đang ngày một tăng, cùng với đó tiếp tục tạo tạo thế cạnh tranh không công bằng trên thị trường vận tải.

Luật sư Hoàng Tùng (Văn phòng Luật sư Trung Hòa, Đoàn Luật sư Hà Nội) nhận định, đề nghị của VATA hoàn toàn phù hợp.

“Tổng cục Thuế nên có hai hình thức thu thuế với doanh thu của Grap taxi là thu thuế doanh nghiệp và thu thuế đối với riêng biệt từng đầu xe. Muốn như vậy phải coi Grap như taxi 4.0, phải có số hiệu để quản lý.

Chủ sở hữu xe kinh doanh đó có thể nộp thuế khoán như hộ gia đình cá nhân có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, nên xây dựng chế tài tiêng cho loại hình kinh doanh này mà vẫn đảm bảo sự tiện lợi cho người sử dụng, tạo sự công bằng, cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình kinh doanh” - luật sư Hoàng Tùng nói.

Quản Grab, Uber: Làm giá, thu tiền là kinh doanh vận tải?

Quản Grab, Uber: Làm giá, thu tiền là kinh doanh vận tải?

 Bộ GTVT tiếp tục lấy ý kiến về quy định quản lý taxi công nghệ và xe hợp đồng điện tử (như Uber, Grab...) tiếp tục gây chú ý với những đề xuất mới.

Thái Linh