Liệu có cuộc tháo chạy về việc trồng cây có múi ở Hòa Bình?

Trên các trang mạng và rao vặt thuộc tỉnh Hòa Bình thời gian gần đây liên tục đăng tin bán trang trại với giá rẻ. Hầu hết các ông chủ trang trại đều muốn bán ngay và sẵn sàng hạ giá để "tống khứ" được của nợ đã từng khiến họ mê đắm. Từ Cao Phong cho đến các huyện Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Thủy... đâu đâu cũng có người bán trang trại.

{keywords}
Nhiều trang trại có đường xá, đã trồng cây rao bán với giá hợp lý. 

So với cơn sốt trang trại vào những năm 2011 và 2012, đợt "sốt" lần này lại theo hướng ngược lại, tức là đều hạ giá, chứ không cao ngất ngưởng. Anh Hoàng Hồng một người chuyên dẫn khách đi mua trang trại ở thành phố Hòa Bình chia sẻ, cách đây vài năm tìm được một trang trại đẹp, giá hợp lý vô cùng khó vì gia chủ thét giá tới cả chục tỷ. Năm nay, người gọi bán tơi tới. Vậy mà người mua lại lặn mất tăm, chẳng ai đoái hoài đến. 

{keywords}
Trên các diễn đàn nông nghiệp, việc rao bán trang trại không còn là chuyện lạ. 

Dạo qua thủ phủ cam Cao Phong mới cảm nhận hết được thị trường cây có múi đang có chiều hướng bão hòa, nên không phải ai cũng đủ sức tiếp tục làm trang trại. Trước đây, 1ha cam đã cho thu, nhiều nhà vườn bán trên dưới 3 tỷ đồng cũng có người đặt. HIện nay, giá đưa ra trên dưới 2 tỷ đồng cũng khó kiếm người mua. Những ông chủ lỡ ôm trang trại thời kỳ sốt, giờ như đứng trên đống lửa vì giá cam theo chiều hướng giảm, không có lợi cho người trồng. 

{keywords}
Làm trang trại là cả một hành trình dài, 5-7 năm, thậm chí là 10 năm. Không phải ông chủ nào cũng đủ kiên trì để trồng. 

Làm trang trại là cả một hành trình, chứ khó lòng thu được ngay tiền tỷ như nhiều người nói là thu tỷ nọ, tỷ kia. Anh Nguyễn Khánh - một người trồng cam ở thị trấn Cao Phong chia sẻ, suốt 4 năm đầu chỉ trông cây và trông lá. Đến năm thứ 5 có thu tý chút, nhưng giá cam đã hạ hơn nhiều. Làm nông nghiệp rủi ro đủ thứ, nào là thời tiết, rồi giá ngoài chợ. Không ngon ăn như thời "sốt" giá cam của mấy năm trước. Ngày trước, người hỏi mua trang trại đuổi đi không hết. Hơn năm nay, không ai hỏi han gì cả.

Không riêng gì vùng trồng cam, vựa bưởi Tân Lạc cũng có nhiều ông chủ đầu tư vườn bưởi năm thứ hai, thứ ba rồi cũng rao bán. Giá bán cũng giảm hơn nửa so với những năm trước. Lý do họ đưa ra là do đuối sức, không còn đủ tiềm lực để chăm sóc vườn. Tuy nhiên, lý do thực tế là tình trạng nhà nhà đua nhau trồng cây có múi, khiến thị trường bão hòa. Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, giá lại thấp, nhiều trang trại thu không đủ chi. 

{keywords}
Vựa cam Cao Phong đã phát triển quá nóng trong thời gian vừa qua.

Theo thống kê của UBND tỉnh Hòa Bình, hiện nay toàn tỉnh có hàng nghìn trang trại, trong đó có nhiều trang trại đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện là kinh tế trang trại. Bình quân mỗi trang trại đầu tư từ 300-400 triệu đồng, giá trị sản xuất đạt 250-300 triệu đồng/năm.

Loại hình trang trại khá đa dạng, bao gồm trang trại tổng hợp, các trang trại chuyên ngành như trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Với các phương thức chăn nuôi như chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi bán công nghiệp (gia trại, nông hộ) và chăn nuôi trang trại công nghiệp.

Tuy nhiên trang trại trên địa bàn tỉnh chủ yếu là vừa và nhỏ, chưa có các khu, vùng chăn nuôi tập trung lớn. Phần lớn các địa phương chưa có quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, không tạo được sự liên kết với định hướng phát triển chung của cả vùng, vì vậy các loại hình trang trại phát triển không bền vững.

(Theo Dân Việt)