Ở huyện miền núi Hương Khê, Hà Tĩnh, ông Phạm Anh Tuấn (SN 1965) được nhiều người biết đến bởi là đại gia nức tiếng khi sở hữu khối tài sản "kếch xù". Nay ông Tuấn còn nổi tiếng làm giàu, thu lợi từ cây dó bầu. Mỗi lít tinh dầu tự nhiên chưng cất từ cây dó được ông Tuấn bán ra với giá mỗi lít 1 tỷ đồng.

Ông Tuấn cho biết, mỗi năm ông bỏ ra vài chục tỷ đồng để thu mua hàng vạn cây dó trầm từ các hộ dân xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê) để về làm trầm hương, nấu tinh dầu.

{keywords}
Ông Phạm Anh Tuấn nổi tiếng giàu có ở huyện miền núi Hương Khê

"Tôi thu mua những cây dó trầm cổ thụ, có nhiều trầm, chủ yếu là cây dó có trầm tự nhiên. Sau đó, tôi gửi cây ở các hộ gia đình rồi thu hoạch dần. Rồi tôi thuê thợ người Huế ra chế tác, gạn trầm bán với giá từ vài trăm đến vài tỷ đồng".

Ngoài ra, ông Tuấn còn chưng cất tinh dầu trầm tự nhiên. 1cc tinh dầu ông bán 1 triệu đồng. Mỗi lít tinh dầu trầm tự nhiên có giá 1 tỷ đồng.

"Tuy nhiên, để bán trầm, tinh dầu được giá cao đòi hỏi người kinh doanh phải biết chọn cây trầm lâu năm, trầm tự nhiên không phải trầm nhân tạo. Trầm tự nhiên thì tinh dầu và chất lượng trầm sẽ tốt hơn rất nhiều. Chất trầm tốt tùy thuộc vào chất lượng giống cây, chất đất, điều kiện của từng vùng đất được trồng", ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, "trầm" được sản sinh từ cây dó bầu. Người dân ở huyện Hương Khê mua cây dó bầu về trồng, khi cây dó bầu phát triển trên 10 năm thì tạo ra trầm.

"Trầm tự nhiên tức là khi cây dó bầu được trồng lâu năm, có một loài sâu đục thân, đục khoét vào thân cây rồi tạo ra vết thương. Khi bị sâu đục khoét, cây dó bị thương, chất dầu trong cây tụ lại để kháng cự sự phá hoại nhiễm bệnh từ bên ngoài. Chất dầu đọng lại đó dần dần biến tính và thành trầm. Tuỳ thời gian hình thành và mức độ nhiễm sẽ cho ra những khối trầm to nhỏ và hình dáng khác nhau", ông Tuấn chia sẻ.

{keywords}
Ông Tuấn thu mua những cây dó trầm cổ thụ, có trầm tự nhiên

{keywords}

Gốc cây dó trầm có tuổi đời khoảng 100 năm, được ông Tuấn mua lại của người dân với giá 200 triệu đồng
{keywords}
Ở thân cây dó trầm, có những lỗ do sâu đục khoét. Ông Tuấn lý giải đây là cây dó có trầm tự nhiên, khi cây bị sâu tạo ra vết thương, cây sẽ tiết ra nhựa để bảo vệ sự sống, tích tụ tạo thành trầm 
{keywords}
Ông Tuấn kiểm tra thân cây có trầm nhiều hay ít trước khi bỏ tiền thu mua. Mua cây theo suy đoán trầm nhiều hay ít, có cây ông Tuấn "cáp" đúng thì lãi được tiền tỷ, cây nào ước lượng trầm bị sai thì cây đó không có trầm, lỗ vài chục triệu.
{keywords}
Sau khi thu mua, ông Tuấn thuê người cưa cắt cây, đưa về xưởng để chuẩn bị chế tác. Thân cây dó có lỗ sâu đục tự nhiên. Với trầm tự nhiên, ông Tuấn bán ra với giá thành cao hơn.

Ngoài ra, có những loại trầm nhân tạo, khi sâu không đục khoét, thì người trồng dó bầu phải tự tạo ra vết thương cho thân cây để sản sinh ra trầm. Người dân dùng chế phẩm sinh học để bơm vào thân cây hoặc dùng đục để đục từng lỗ trên thân, tạo ra vết thương.

"Khi con người tạo ra vết thương cho thân cây dó, thì nhựa cây cũng tiết ra chất để bảo vệ cây, cũng sinh ra trầm. Nhưng trầm nhân tạo sẽ không tốt bằng trầm tự nhiên do sâu đục khoét tạo nên, giá trị cũng thấp hơn so với trầm tự nhiên", ông Tuấn nói thêm.

Ông Phạm Anh Tuấn cho hay, ông tìm hiểu về trầm khá lâu nhưng mới thực sự bước vào kinh doanh dó trầm được khoảng 2 năm gần đây. Trầm dùng để bán cho những người có nhu cầu ngâm rượu, làm dược liệu quý.

Trầm hương là vị thuốc quý hiếm trong đông y, có tác dụng chữa các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyễn, lợi tiểu, giảm đau. "Đặc biệt, tôi thấy những người bị bỏng, dùng tinh dầu rất tốt, sẽ giảm đau, vết bỏng không bị lở loét. Ngoài ra người ta còn dùng trầm hương nhập ra nước ngoài để sản xuất nước hoa. Nhiều người còn dùng trầm để bày trí tại nơi làm việc, nhà ở...", ông Tuấn nói thêm.

{keywords}
Ông Tuấn thuê những người thợ lành nghề ở Huế về chế tác, gạn trầm
{keywords}
Những người phụ nữ Huế đều có tay nghề gạn trầm trên 10 năm 
{keywords}
Bà Nguyễn Thị Tuyết (55 tuổi, Huế) được ông Tuấn thuê làm công đoạn tinh, gạn trầm.
{keywords}
Thợ khéo léo loại bỏ những vụn gỗ màu trắng, giữ lại giác trầm
{keywords}
 
{keywords}
Chị Nguyễn Thị Tây (24 tuổi) cho biết: "Được bố mẹ truyền, em bắt đầu làm gạn trầm từ lúc 14 tuổi đến nay. Đây là công đoạn làm sạch trầm, ra thành phẩm nên đòi hỏi phải có sự khéo léo và tinh tế để giữ nguyên được hình khối của trầm".
{keywords}
Tây tỉ mỉ gạn trầm và được trả lương mỗi tháng khoảng 12 triệu đồng
{keywords}
Mỗi ký trầm có giá từ 40 đến 60 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng có kg giá hàng trăm triệu đồng tùy vào chất lượng 
{keywords}

Khối gỗ có nhiều dầu trầm thì đốt lên sẽ nhận ra mùi trầm hương có vị ngọt sâu, mùi thơm ấm. Không hắc, không nồng và lắng đọng rất lâu. Khói sẽ có màu trắng, bay thẳng đứng. Còn ngửi trực tiếp thì trầm có mùi thơm dịu nhẹ, thanh mát

{keywords}
Hình khối của trầm được ông Tuấn bán cho những người có nhu cầu trang trí nhà ở, phòng làm việc
{keywords}
Một khối trầm bắt mắt được những người thợ lành nghề chế tác tại xưởng của ông Tuấn
{keywords}
Cây trầm sau khi chế tác xong. Ông Tuấn cho biết nếu nguyên khối như thế này được bán với giá khoảng 5 tỷ đồng
{keywords}
Ông Tuấn cho biết, ông đang xuất khẩu trầm sang thị trường Trung Quốc
{keywords}
Khối trầm quý ông Tuấn cầm trên tay được bán với giá vài tỷ đồng
{keywords}
Ông Tuấn cho hay, chưng cất tinh dầu trầm gần giống với việc nấu rượu, thực hiện chưng cất bằng hơi nước
{keywords}
"Mỗi lít tinh dầu trầm tôi bán được 1 tỷ đồng. Chủ yếu là người ở Hà Nội, Ninh Bình,... hiểu được công dụng kỳ diệu của tinh dầu trầm nên đã tìm đến mua. Tôi chưng cất được bao nhiêu thì khách đến mua bấy nhiêu. Lượng tinh dầu tôi làm ra hoàn toàn bằng trầm tự nhiên", ông Tuấn noi.
{keywords}
Trầm còn được ông Tuấn dùng để làm hương trầm, nụ trầm, vòng trầm... đều mang lại giá trị kinh tế cao

Thiện Lương

 

Những người nuôi mộng tỷ phú trầm hương

Những người nuôi mộng tỷ phú trầm hương

Bước qua bên kia con dốc cuộc đời, không ít người trồng dó bầu vẫn ôm mộng thành tỷ phú từ trầm hương. Thời gian cứ tàn nhẫn trôi qua, giấc mơ mãi chưa trở thành hiện thực...?