Anh Nguyễn Thành Tâm (Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa) – chủ nhân đàn cá biết “bú bình” cho hay, khi con cá lóc quá lớn không phù hợp để bay biểu diễn, anh sẽ thả chúng ra môi trường tự nhiên.

Anh Nguyễn Thành Tâm (Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) – chủ nhân đàn cá biết “bú bình” cho hay, khi những con cá lóc quá lớn không phù hợp để bay biểu diễn, anh sẽ thả chúng ra môi trường tự nhiên.

Sau khi trở về với môi trường tự nhiên, cá lóc sẽ trở nên khá nhát vì vậy anh Tâm huấn luyện để cho đàn cá trở nên dạn dĩ hơn bằng cách cho thức ăn vào bình sữa rồi hằng ngày đem ra sàn nước trước nhà cho cá lóc “bú“.

Sau khi trở về với môi trường tự nhiên, cá lóc sẽ trở nên khá nhát, vì vậy anh Tâm huấn luyện để cho đàn cá trở nên dạn dĩ hơn bằng cách cho thức ăn vào bình sữa rồi hằng ngày đem ra sàn nước trước nhà cho cá lóc “bú“.

“Ban đầu cá lóc về có mấy con, sau này thì kéo về nhiều, tập một thời gian chúng sẽ dạn dĩ lên. Đến khi cá dạn rồi mình mới nảy sinh ý tưởng là cho nó “bú bình” để cho mấy em nhỏ thành phố đến trải nghiệm” – anh Tâm cho hay.

“Ban đầu cá lóc về có mấy con, sau này thì kéo về nhiều. Tập được một thời gian cá trở nên dạn hơn, lúc đó tôi mới nảy sinh ý tưởng là cho nó “bú bình” để cho mấy em nhỏ thành phố đến trải nghiệm” – anh Tâm cho hay.

Theo quan sát, anh Tâm sử dụng các bình sữa (loại bình sữa dành cho trẻ nhỏ bú), cắt bỏ một phần nhỏ phía trên, khi nghe những tiếng “lắc, lắc” vang ra từ sự va chạm của bột vào thành bình, đàn cá lóc sẽ tập trung về để “bú”.

 

Theo quan sát, anh Tâm sử dụng các bình sữa (loại bình sữa dành cho trẻ nhỏ bú), cắt bỏ một phần nhỏ phía trên, khi nghe những tiếng “lắc, lắc” vang ra từ sự va chạm của bột vào thành bình, đàn cá lóc sẽ tập trung về để “bú”.

Theo quan sát, anh Tâm sử dụng các bình sữa (loại bình sữa dành cho trẻ nhỏ bú), cắt bỏ một phần nhỏ phía trên, khi nghe những tiếng “lắc, lắc” vang ra từ sự va chạm của bột vào thành bình, đàn cá lóc sẽ tập trung về để “bú”.

Bằng kỹ thuật và tình yêu thương của mình dành cho đàn cá, sau gần 6 tháng tập luyện, đến nay, khoảng 1.000 con cá lóc đã về trước nhà anh.

Bằng kỹ thuật, tình yêu thương của mình dành cho đàn cá, sau gần 6 tháng tập luyện, đến nay, đàn cá lóc chuyên "bú bình" đã có khoảng 1.000 con.

Ngoài việc đàn cá tập trung lại để “bú bình”, anh còn vuốt ve, mát xa từng con cá trong tay mình.

Ngoài việc đàn cá tập trung lại để “bú bình”, anh còn vuốt ve, mát xa từng con cá trong tay mình.

Anh Tâm không chỉ huấn luyện cho cá lóc bú bình mà còn nổi tiếng với cá lóc bay. “Mình làm vậy là để tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, mới lạ thu hút khách du lịch“, anh Tâm nói.

 

Anh Tâm không chỉ huấn luyện cho cá lóc bú bình mà còn nổi tiếng với cá lóc bay. “Mình làm vậy là để tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, mới lạ thu hút khách du lịch“, anh Tâm nói.

Anh Tâm không chỉ huấn luyện cho cá lóc "bú bình" mà còn nổi tiếng với cá lóc "bay". “Tôi làm vậy là để tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, mới lạ thu hút khách du lịch“ - anh Tâm nói.

Trong khu vườn của mình, anh Tâm huấn luyện những con cá để biểu diễn “cá lóc bay” phục vụ khách du lịch. Khi cá lớn, nặng không còn khả năng bay được, anh mang ra sông Hậu phóng sinh, tái tạo nguồn cá chứ không ăn hay đem bán.

 

Trong khu vườn của mình, anh Tâm huấn luyện những con cá để biểu diễn “cá lóc bay” phục vụ khách du lịch. Khi cá lớn, nặng không còn khả năng bay được, anh mang ra sông Hậu phóng sinh, tái tạo nguồn cá chứ không ăn hay đem bán.

Trong khu vườn của mình, anh Tâm huấn luyện những con cá để biểu diễn “cá lóc bay” phục vụ khách du lịch. Khi cá lớn, nặng không còn khả năng bay được, anh thả ra môi trường tự nhiên chứ không ăn hay bán.

(Theo Lao Động)