- Mặc dù tình trạng sử dụng phần mềm không bản quyền trong các doanh nghiệp đã giảm nhưng vẫn còn rất nhiều công ty cố tình dùng phần mềm “lậu” do thiếu thông tin về pháp luật cũng như về nguy cơ bị tấn công mạng đang là nỗi ám ảnh của nhiều doanh nghiệp.

Coi thường bảo mật đòi 'chơi' 4.0: Có ngày ăn quả đắng

Thuê bao nộp ảnh chân dung: Làm sao bảo mật thông tin cá nhân?

Nguy cơ bị tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu

Theo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia đứng đầu về nguy cơ an toàn thông tin mạng. Trong 8 tháng đầu năm nay, VnCert đã ghi lại tổng cộng 6.567 sự cố tấn công vào các website của Việt Nam, với cả 3 loại hình: tấn công thay đổi giao diện (Deface),  tấn công cài mã độc (Malware), tấn công lừa đảo (phishing).

Cũng theo tiết lộ từ VnCert, loại hình tấn công được tin tặc sử dụng nhiều nhất là tấn công thu thập thông tin, chiếm tới 70%. Bên cạnh đó, còn phải kể đến các loại hình tấn công khác cũng được tin tặc sử dụng nhiều như: tấn công chiếm quyền điều khiển, tấn công mã độc và tấn công ứng dụng web.

{keywords}
Dùng phần mềm bẻ khóa sẽ tiếp tay cho tin tặc dễ dàng tấn công hệ thống máy tính

Theo nghiên cứu mới công bố vào tháng 9 vừa qua của tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu của Mỹ Frost & Sullivan Frost & Sullivan cho biết, ba loại tổn thất phát sinh do an ninh mạng: thứ nhất là tổn thất trực tiếp về tài chính, bao gồm mất năng suất, tiền phạt, chi phí; thứ hai là tổn thất chi phí gián tiếp như tỷ lệ khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ, tổ chức bị mất danh tiếng; và thứ ba là gây ảnh hưởng rộng hơn đến hệ sinh thái và nền kinh tế, làm giảm chi tiêu của người dân và doanh nghiệp.

Điều tra của BSA| Liên minh Phần mềm cũng chỉ ra,giữa các cuộc tấn công mạng và việc sử dụng phần mềm không bản quyền có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi sử dụng phần mềm không bản quyền, nguy cơ gặp phải mã độc sẽ tăng cao, trong khi chi phí để xử lý những mã độc đó là rất lớn. ”Mã độc từ phần mềm không bản quyền gây thiệt hại cho doanh nghiệp trên toàn thế giới gần 359 tỉ $ mỗi năm. Để tránh các nguy cơ bị tấn công an ninh mạng, gây thiệt hại nặng nề về tài chính, tôi khuyến nghị các doanh nghiệp nên tăng cường quản lý phần mềm”, ông Tarun Sawney, Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của BSA chia sẻ

Và đối mặt với án hình sự, đóng cửa doanh nghiệp

Không chỉ đối mặt với nguy cơ cao bị tấn công bởi tội phạm an ninh mạng xuyên quốc gia đang ngày càng trở nên nguy hiểm, việc sử dụng phần mềm không bản quyền còn đặt doanh nghiệp trước những hình phạt nặng nề do pháp luật qui định.

{keywords}
 

Trao đổi về vấn đề các doanh nghiệp nếu bị phát hiện sử dụng phần mềm sao chép bất hợp pháp để phục vụ cho mục đích kinh doanh thì sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào về pháp lý, Luật sư Phạm Duy Khương, Giám đốc công ty luật SB Law cho biết:” Tùy thuộc vào hành vi vi phạm mà doanh nghiệp vi phạm có thể bị xử lý về hành vi “Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan” theo quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự, hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghĩa là xử lý hình sự sẽ ngưỡng mức cao nhất mà doanh nghiệp sử dụng phần mềm sao chép bất hợp pháp có thể gặp phải.”

Cụ thể,  Điều 225 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, có hiệu từ tháng 1/2018 quy định tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó có bản quyền phần mềm máy tính, doanh nghiệp vi phạm phải đối mặt với mức phạt tiền tối đa lên tới 1 tỷ đồng hoặc phạt tù tối đa lên tới 3 năm. Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này có thể đối mặt với mức phạt tối đa lên tới 3 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động doanh nghiệp lên đến 2 năm.

Theo tiết lộ của đại diện Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, “từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã có sự chủ động trong việc sử dụng các phần mềm hợp pháp, khuyến cáo tới người lao động không được phép cài đặt, đồng thời có phần mềm quản lý chặt chẽ, để hạn chế tối đa vi phạm”.

Bên cạnh đó, trong các đợt thanh tra cho thấy vẫn tồn tại tình trạng nhiều doanh nghiệp “lách” luật, không dùng tất cả các phần mềm có bản quyền, mà xen lẫn cả phần mềm không bản quyền. Trong số đó, có cả một số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tên tuổi, như Công ty TNHH Nội thất gỗ Phú Đỉnh (Full Ding Furniture Co.Ltd) và Công ty TNHH Rehab Italian Design đều có trụ sở tại Bình Dương.

Trước xu hướng hình sự hóa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, một chuyên gia kinh tế cho rằng, đã đến lúc các doanh nghiệp cần phải tuân thủ nghiêm túc luật pháp, để bảo vệ uy tín và tránh những thiệt hại nặng nề về tài chính do sự thiếu hiểu biết về những hậu quả của việc sử dụng phần mềm không có bản quyền trong doanh nghiệp có thể xảy ra.

Mai Hoa