Mới đây, Sở Công Thương Hà Nội công bố danh sách các điểm bán những mặt hàng thiết yếu của tất cả hệ thống phân phối hiện đại, truyền thống ở các quận, huyện trên địa bàn.

Trong bản danh sách này, có 7.866 điểm bán hàng hóa thiết yếu là siêu thị, cửa hàng tiện lợi, quán tạp hóa,... và 455 chợ phân bổ khắp các quận, huyện của thành phố nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. 

Thời điểm này, nhiều phường trên địa bàn Hà Nội đã và đang triển khai phát thẻ đi chợ cho người dân. Phần lớn các phường đều quy định ngày đi chợ chẵn, lẻ cho người dân. Theo đó, mỗi phiếu chỉ cho một người đi và một lần vào chợ. Ngày đi chợ, thậm chí giờ đi chợ cũng được ghi cụ thể trong thẻ. Người dân Thủ đô cũng đang quen dần với nếp sống mới này.

{keywords}
Người dân tại các quận huyện ở Hà Nội lần đầu cầm thẻ đi chợ để đi mua lương thực, thực phẩm trong những ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
{keywords}
Các chợ truyền thống áp dụng thẻ đi chợ nên không còn tình trạng đông đúc
{keywords}
Người dân trước khi vào chợ truyền thống đều được đo nhiệt độ và rửa tay sát khuẩn
{keywords}
Ban quản lý sẽ kiểm tra phiếu của từng người xem có đúng ngày, đúng khung giờ được vào chợ hay không
{keywords}
Một số khu chợ có nhiều cổng ra vào nên lực lượng Công an phải tới hỗ trợ kiểm soát
{keywords}
Ai cũng nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định mới để phòng chống dịch 
{keywords}
Một số người dân quên mang thẻ đi chợ đành gọi điện nhờ tiểu thương ship hàng ra cổng chợ cho mình
{keywords}
Có những người thì đi nhầm ngày quy định nên đành quay về
{keywords}
Vì sắp xếp người dân đi chợ theo ngày chẵn, lẽ, theo khung giờ nên trong chợ khá thoáng
{keywords}
Những tấm thẻ được tổ dân phố phát tới từng hộ gia đình
{keywords}
Trên thẻ đi chợ, người dân ghi rõ thông tin cá nhân người đi chợ. Ban quản lý sẽ thu và lưu lại thẻ này để truy vết trong trường hợp cần thiết
{keywords}
Nhiều người tranh thủ một lần đi chợ mua đồ ăn dự trữ cho 2-3 ngày
{keywords}
Dù còn nhiều bỡ ngỡ với kiểu đi chợ theo ngày quy định, giờ quy định nhưng phần lớn người dân đều ủng hộ. Bởi nhờ đó, chợ không quá đông đúc, đảm bảo giãn cách trong phòng chống dịch Covid-19

TP.HCM công bố mẫu phiếu đi chợ chuẩn mới

Sở Công Thương TP.HCM gửi các địa phương trên địa bàn và các địa điểm kinh doanh lương thực, thực phẩm mẫu “Phiếu mua hàng thiết yếu” mới. Trên phiếu ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân của người mua hàng.

Mỗi hộ chỉ cử 1 người đại diện mua hàng hóa thiết yếu tại các điểm bán theo khung thời gian, địa điểm cung ứng phù hợp (trên phiếu ghi rõ thời gian, địa điểm các điểm bán gần nhất để người dân tiện mua sắm). Trường hợp cần thiết, sẽ mở rộng khu vực người dân mua hàng trên cơ sở đảm bảo tính hợp lý về mật độ dân cư, số lượng và năng lực cung ứng của điểm bán, có sự linh động trong lựa chọn các điểm bán tại khu vực cư trú để tạo thuận tiện cho người dân mua sắm.

Sở Công Thương cũng đề nghị các đơn vị nghiên cứu thực hiện tích hợp mã QR trên “Phiếu mua hàng thiết yếu” để phục vụ khai báo y tế đối với khách hàng, người ra vào các điểm bán.

Bên cạnh đó, phân chia tần suất các điểm bán hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thông qua việc phát “Phiếu mua hàng thiết yếu”: cách 2-3 ngày/lần.

Riêng trong các khu vực phong tỏa, các địa phương thông tin đến người dân về việc mua thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị/chợ trong khu phong tỏa với tần suất 2 lần/tuần, sử dụng “Phiếu mua hàng thiết yếu” do chính quyền địa phương cấp.

Quảng Định

Phạm Hải

Phát thẻ đi chợ cho dân, mua bán ‘đường 1 chiều’, đi không quay lại

Phát thẻ đi chợ cho dân, mua bán ‘đường 1 chiều’, đi không quay lại

Đi vào một lối và ra khỏi chợ bằng lối khác. Mô hình này được dùng để tham khảo, tổ chức hoạt động của chợ trong thời gian tới tại TP.HCM.