Ghi nhận của PV. VietNamNet sáng nay, hàng hoá, lương thực thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị rất dồi dào, được chất đống như núi. Lượng người đi siêu thị có đông hơn nhưng không tăng nhiều so với các ngày cuối tuần trước đó. 

Tuy nhiên, tại các chợ truyền thống, chợ dân sinh, khi Hà Nội tăng cấp độ chống dịch, người dân vẫn có tâm tý mua thực phẩm tích trữ. Người mua dậy sớm đi mua sắm, hàng hóa hết sạch chỉ sau 1-2 giờ bán.

Chẳng hạn, tại chợ Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội), đến hơn 7h sáng, nhiều người ra chợ không mua nổi thịt lợn, thịt gà vì các quầy đã trống trơn. Mỗi người mua tới cả ký thịt các loại, chia thành nhiều bữa ăn trong 2-3 ngày để đỡ phải đi chợ. Tại hàng cá, mọi người cũng mua cả con cá to tầm 3-4 kg.

"Tôi mua con cá trắm hơn 4kg này về đầu đuôi nấu canh chua, còn lại chia ra để kho ăn dần. Thấy mọi người ào ào mua thì mình cũng mua theo để đề phòng, với lại tôi nhiều tuổi rồi dịch bệnh này cũng ngại đi chợ", bà Nguyễn Thị H., 67 tuổi, nói.

Tuy nhiên, cũng có người thấy chợ đông vậy thì ra về, chờ khi nào vắng ra mua. Chị Thu, một bà nội trợ, lắc đầu: "Thôi, để mai đi chợ vì chợ có đóng đâu. Mai lại chẳng ai mua, thực phẩm đầy ra, vừa rẻ vừa dễ mua. Nhà vẫn còn ít trứng ăn tạm, chứ tôi không dám xông vào chỗ đông đúc thế".

Chị Vân, tiểu thương bán thịt lợn tại đây, cho biết từ sáng đến giờ đã bán hết 2 con lợn. Giờ chồng chị về mổ bán tiếp là con thứ ba, mỗi con trọng lượng hơn 1 tạ. Bà Thơm, một người bán rau xanh, kể rằng từ sáng đến giờ đã 3 lần cắt rau muống, nhổ rau cải xanh mang ra chợ bán, mỗi lần vài chục mớ chất đầy xe đạp mà vẫn hết sạch.

Nhu cầu mua thực phẩm tăng cao nên tại các chợ truyền thống, như chợ Thành Công, chợ cóc Vương Thừa Vũ,... lượng người đi mua rất đông. Nhiều nơi, lực lượng chức năng phải cầm loa nhắc nhở, yêu cầu ngừng chen lấn hoặc đề nghị người dân giải tán bớt. 

Trong khi đó, theo Sở Công Thương Hà Nội, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30-50%, trong vòng 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (17 mặt hàng thiết yếu).

Các doanh nghiệp còn chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng; bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.

{keywords}
Tuy nhiên, tại một số khu chợ dân sinh khác ở khu vực Hoàng Mai, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm,... (Hà Nội) sang nay, các loại rau củ quả vẫn dồi dào
{keywords}
Thịt lợn vẫn đầy phản 
{keywords}
Nhiều khu chợ khá đông đúc, người dân đi chợ từ 5 giờ sáng
{keywords}
Khu vực bán thịt lợn, thịt gia cầm vẫn đầy ắp hàng
{keywords}
Giá rau quả tại chợ vẫn ổn định, không tăng. Nhưng ai cũng có tâm lý mua lương thực, thực phẩm để cho gia đình dùng trong vài ngày nhằm hạn chế ra ngoài khi không có việc cần thiết
{keywords}
Tại một số chợ cóc, hay chợ trong khu chung cư ở Hoàng Mai, người dân ùn ùn kéo nhau đi mua đồ
{keywords}
 
{keywords}
Khu vực bán thực phẩm khá nhộp nhịp
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Nay là ngày 15/6 Âm lịch, lượng người mua hoa tại chợ cóc khá đông đúc
{keywords}
Theo các tiểu thương tại những chợ này, những ngày cuối tuần chợ thường rất đông. Sáng nay so với những ngày trước, khách không tăng hơn, nhưng lượng thực phẩm mỗi khách mua lại nhiều hơn.
{keywords}
Tong khi đó, tại các siêu thị ở khu vực Mỹ Đình, Nguyễn Xiển,... mặt hàng thịt lợn, thịt gà đầy ắp các quầy kệ
{keywords}
Các loại rau xanh chất đống như núi trong siêu thị
{keywords}
Nhiều mặt hàng trái cây nhập khẩu như táo, kiwi... còn giảm giá mạnh
{keywords}
 
{keywords}
Mặt hàng gạo, đồ khô tại những siêu thị này cũng chất đống khi các hệ doanh nghiệp đều có nguồn dự trữ hàng rất lớn để đảm bảo trong bất cứ tình huống nào cũng không lo thiếu 
{keywords}
Lượng người mua sắm trong siêu thị sáng nay khá vắng vẻ
{keywords}
Có những khu vực còn không một bóng khách
{keywords}
 
{keywords}
Người dân thảnh thơi chọn đồ trong ngày đầu Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16
{keywords}
Sở Công Thương cũng khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, không tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh. Thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 TTTM, 123. siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa,... sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

Để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, TP. Hà Nội đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các Doanh nghiệp phân phối và các quận huyện sẵn sàng đưa hàng kịp thời đến 7.500 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.

Mặc dù đang phải đối mặt với một khó khăn song trong bất kỳ tình huống nào các hàng hóa cũng đảm bảo đáp đầy đủ ứng nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hóa đầy đủ trong hệ thống, đổi mới nhiều phương thức phục vụ, tăng cường khuyến khích, vận động người dân tích cực thanh toán không dùng tiền mặt, phổ biến rộng rãi đến người dân trên địa bàn thông tin đến các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các hộ kinh doanh trong ch , website, ứng dụng TMĐT, bán hàng onile trực tuyến (Grab, Now, Baemin, GoFood,... ).

Tâm An - Nhật Thanh - Hà Duy - Duy Khánh

Trái ngược ở siêu thị Hà Nội: Nơi chen chân mua hàng, chỗ vắng tanh

Trái ngược ở siêu thị Hà Nội: Nơi chen chân mua hàng, chỗ vắng tanh

Tối ngày thứ 6, một số siêu thị ở Hà Nội bất ngờ xuất hiện cảnh người dân chen nhau mua sắm, một số quầy kệ trống trơn. Trong khi đó, có những siêu thị hàng hóa ê hề, khách vắng hoe.