Với 23 triệu dân, thì con số 200.000 người Việt ở Đài Loan vẫn còn quá nhỏ, chiếm chưa đầy 1%. Nhưng, với việc đi lại ngày càng dễ dàng, cộng chính sách visa nới lỏng, lượng khách tới đây sẽ còn gia tăng.

Không khó để bắt gặp một người Việt tại Đài Loan. Đó là chị Nguyễn Thị Hằng, quê Bắc Giang, làm công cho một cửa hàng bánh tại bến cảng hồ Nhật Nguyệt - Đài Trung. Một chị người Việt khác sang Đài Loan bán đèn lồng đã nhiều năm nay ở phố cổ Thập Phần. Chị Vân, hướng dẫn viên một công ty du lịch, ở Đài Loan đã 20 năm nay,... Thế mới thấy, hòn đảo xanh này có sức hấp dẫn như thế nào.

Nhờ chính sách thu hút lao động được triển khai từ 2011 đến nay, người Việt Nam sang Đài Loan lao động, du lịch ngày càng nhiều.

Năm 2014 và 2015, tổng số lao động xuất khẩu sang Đài Loan lên đến hơn 60.000, con số tăng trưởng ngoạn mục nhất trong 14 năm qua. Tổng số lao động Việt Nam hiện nay tại Đài Loan khoảng 155.115 người, chiếm trên 27% thị phần lao động, cao chỉ sau Indonesia (40%).

{keywords}
Đường phố Đài Loan

Cộng với những người sinh sống, doanh nhân làm ăn tại Đài Loan, tổng số người Việt ở Đài Loan vào khoảng 200.000 người.

Chị Vân, hướng dẫn viên tự do một công ty lữ hành lớn tại Đài Loan, cho hay, khách du lịch Việt Nam sang Đài Loan ngày một nhiều. Nếu trước đây, trung bình một tháng chị dẫn chỉ 3 đoàn khách, thì giờ đã tăng lên gấp đôi, 5-6 đoàn. Trước đây, khi có ít đường bay, việc đi lại còn khó khăn thì khách du lịch thường ở Đài Loan 5-6 ngày. Giờ, bay từ Hà Nội và TP.HCM sang đây mất chưa đầy 3 tiếng nên các công ty lữ hành tận dụng giờ đẹp của các hãng hàng không, khách hầu như chỉ đi trong vòng 4 ngày.

Trên những đường bay này, với sự tham gia của hãng hàng không giá rẻ Vietjet, giá vé đã giảm đáng kể, trung bình từ 200 USD/khứ hồi (khoảng 4,5 triệu đồng) của hàng không nội địa Đài Loan nay còn khoảng 3 triệu đồng. Ngay như chị Vân, mỗi năm chị chỉ đôi lần bay về thăm bố mẹ, thì nhờ giá vé rẻ, từ đầu năm tới nay, chị đã về Việt Nam thăm nhà 5 lần.

Để đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của hàng trăm nghìn lượt khách Việt Nam và Đài Loan, đồng thời để hành khách có cơ hội mua vé giá rẻ, hãng hàng không giá rẻ này đã mở 4 đường bay từ Hà Nội và TP.HCM đi Đài Bắc, Đài Trung và Cao Hùng.

{keywords}

Tượng Phật ở Thủ đô Phật giáo của Đài Loan

{keywords}

Khách du lịch thả đèn lồng ở khu phố cổ Thập Phần

Trong đó, tỷ lệ lấp khách tại 3 đường bay Hà Nội/TP.HCM - Đài Bắc, TP HCM - Đài Trung, TP HCM - Cao Hùng luôn ở mức cao (80%) và tỷ lệ đúng giờ 92%. Tỷ lệ khách hàng quay lại sử dụng cũng ở mức trên 90%.

Là một hòn đảo có tuổi đời khá non trẻ, chỉ khoảng 400 năm, nhưng Đài Loan là một trong những vùng đất khá phát triển về mặt kinh tế, được xếp thứ 14 trong danh sách các thực thể kinh tế lớn nhất thế giới.

Có thể nói, về bề dày lịch sử văn hóa, Đài Loan không có nhiều danh lam thắng cảnh để khách du lịch phải trầm trồ khen ngợi. Nhưng nếu nói về sự hiện đại, độ hoành tráng, thì nơi đây không kém các thành phố phát triển như Hongkong, Hàn Quốc,... Đài Loan có 23 triệu dân thì có tới 22 triệu chiếc ô tô, chưa kể xe máy, xe đạp, nhưng hầu như không bị tắc đường (trừ sáng thứ hai hay chiều cuối tuần, ngày mưa gió) vì người dân rất chịu khó đi lại bằng phương tiện công cộng. Đường phố sạch sẽ, thoáng đãng.

Khách du lịch tới đây có thể đến tham quan bảo tàng cố Cung, với các món đồ cổ tinh xảo tuyệt đẹp, hiếm có chế tác từ ngọc hay đồ gốm sứ giá trị tỷ đô, được chuyển từ Tử Cấm Thành (Trung Quốc) sang; tới phố cổ Thập Phần ngắm đường ray xe lửa cổ, thả đèn lồng cùng với lời ước nguyện của mình,... Đặc biệt, khách được trải nghiệm cảm giác lạ lẫm khi chỉ mất 36 giây đã lên tới tầng 89-90 của tòa nhà 101 tầng - từng là tòa nhà cao nhất thế giới.

{keywords}
Hồ tự nhiên Nhật Nguyệt Đàm ở độ cao 740m so với mặt nước biển

Đó là khi ở Đài Bắc. Còn tại Đài Trung, Cao Hùng, du khách được ngắm dòng Nhật Nguyệt Đàm xanh trong. Đây là hồ nước thiên niên lớn nhất Đài Loan nằm ở độ cao 740 m so với mặt nước biển.

Đến chùa Phật quan Sơn, Thủ đô Phật giáo của Đài Loan, là thánh địa Phật giáo nổi tiếng với kiến trúc hùng vĩ, để chiêm ngưỡng tượng Phật bằng vàng cao sừng sững cùng 480 tượng Phật xung quanh, được nghe giảng về Phật pháp qua cách thuyết minh hiện đại bằng hình ảnh 3D,...

Các điểm tham quan và người dân Đài Loan rất chiều khách và biết làm du lịch. Tiểu thương ở đây hầu như không nói thách, hoặc thách rất ít. Tối ở Đài Loan, khách có thể đi chợ đêm để mua sắm, nhất là những sản phẩm đặc trưng made in Taiwan rẻ và chất lượng tốt hơn hẳn hàng Trung Quốc.

Tuy nhiên, với 23 triệu dân, thì con số 200.000 người Việt ở đây và số khách du lịch, thương nhân đi lại giữa hai bên vẫn còn quá nhỏ, chiếm chưa đầy 1%. Nhưng, với việc đi lại ngày càng dễ dàng, cộng với việc gần đây Đài Loan nởi lỏng chính sách visa, chắc chắn lượng khách sang đây sẽ gia tăng trong thời gian tới.

Ngọc Hà