Thời điểm này, vào các buổi chiều, trên khắp các xã vùng biển ở Gio Linh (Quảng Trị) như: xã Gio Việt, Gio Hải, thị trấn Cửa Việt,... tấp nập tàu thuyền ra vào bán cá khoai. Người mua kẻ bán xôn xao cả một vùng, thương lái từ nhiều nơi đổ về nhập cá khiến các cảng biển càng sôi động.

Tại bờ biển Cửa Việt, thuộc thị trấn Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị), những rổ cá khoai “trắng nõn nà” nhanh chóng được vận chuyển lên bờ. Đứng sẵn ở đó là rất đông các thương lái chờ để mua.

{keywords}
Tấp nập thuyền vào bờ sau một chuyến đánh bắt cá khoai ở bờ biển Cửa Việt.

Theo ghi nhận, sáng 21/11, trời nắng đẹp nên các ngư dân đánh bắt cá khoai chỉ đưa thuyền ra từ 2-3 hải lý để đánh cá. Bình quân mỗi thuyền công suất dưới 20CV đánh bắt được từ 10-50 kg/ngày, có nhiều thuyền đánh bắt được từ 70 đến hơn 100 kg cá.

{keywords}
{keywords}
Cá khoai tươi được người dân miền Trung ưa chuộng

Vừa đưa thuyền cập bến, lão ngư Nguyễn Thanh Vui, trú tại khu phố 4, thị trấn Cửa Việt, phấn khởi: "Sáng nay nắng đẹp, chúng tôi tranh thủ vung lưới cách bờ từ 2-3 hải lý đã thu được nhiều cá. Những lúc thời tiết xấu, ngư dân phải ra xa hơn khoảng từ 8-10 hải lý mới có cá".

{keywords}
{keywords}
Cá khoai được nhập cho thương lái từ 50.000-90.000 đồng/kg.

“Cá khoai năm nay to hơn mọi năm, bán tại bến giá 50.000 đồng/kg, khi chuyển đến các chợ đầu mối thì có giá từ 75.000-90.000 đồng/kg. Cá khoai được mùa nên ngư dân đang rất mừng, kỳ vọng vào những chuyến đi biển dồi dào”, ông Vui cho hay.

{keywords}
Ngư dân gỡ cá mắc lưới khi thuyền cập bến.

Ngoài các xã ven biển thuộc huyện Gio Linh, ngư dân ở xã Triệu Lăng (Triệu Phong, Quảng Trị) cũng rất vui mừng khi các chuyến đi đánh bắt cá khoai, cua, ghẹ,... của họ có sản lượng lớn hơn những năm trước.

{keywords}
{keywords}
Thương lái bày bán cá ngay bên đường.
{keywords}
Một mùa cá khoai thắng lợi của ngư dân.

Bảo Lâm

Hàng giò chả đông nhất Hà Nội 70 năm dùng chiếc cân đĩa... 'rách' trăm tuổi

Hàng giò chả đông nhất Hà Nội 70 năm dùng chiếc cân đĩa... 'rách' trăm tuổi

Khách quen ở cửa hàng này thường truyền tai nhau về "báu vật" của quán, thứ chuyên để "cân đo đong đếm" giò chả xuyên suốt 3 đời.