Sáng 18/5, UBND tỉnh Hải Dương phối hợp các Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tiêu biểu tỉnh Hải Dương năm 2021.

Tại vườn vải của huyện Thanh Hà, lãnh đạo các Bộ, ngành, UBND tỉnh đã dự lễ Mở vườn hái vải, cắt băng mở đầu cho vụ vải xuất khẩu năm nay.

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ các mặt hàng nông sản của tỉnh gặp nhiều khó khăn. Để thực hiện được mục tiêu kép, Hải Dương xây dựng các phương án, kịch bản chi tiết để vừa sản xuất hiệu quả, vừa chống dịch an toàn.

{keywords}
Lãnh đạo Bộ, ngành cùng chính quyền Hải Dương mở màn cho vụ vải lớn sau dịch

Cụ thể, Hải Dương đã đẩy mạnh triển khai các chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và các sản phẩm nông sản tiêu biểu của địa phương trên nền tảng số, ứng dụng thương mại điện tử, trên các kênh thông tin truyền thông đa phương tiện phù hợp với xu thế thời đại 4.0.

Tỉnh cũng đưa vải thiều lên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn như: Alibaba, Lazada, Tiki và Sendo, Voso,... nhằm quảng bá kết nối giao thương, kết nối trực tuyến tới các đầu mối, các nhà nhập khẩu, góp phần tiêu thụ nông sản của Hải Dương.

Vải thiều Thanh Hà sản xuất từ giống vải thiều bản địa, được trồng và chọn lọc tự nhiên qua hàng trăm năm. Vải được sản xuất theo tiêu chuẩn Gap, tiêu chuẩn xuất khẩu, đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý và được dán tem truy xuất nguồn gốc.

{keywords}
Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng giới thiệu về vườn vải Thanh Hà

 

{keywords}
Mặc chuỗi cung cầu bị đứt, vải Hải Dương vượt dịch ra thế giới

“Thời gian qua, những biến động của thị trường và tình hình phức tạp của dịch Covid-19 khiến chuỗi cung cầu bị đứt, gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp. Song, Hải Dương đã biến khó khăn thành lợi thế, thúc đẩy tiêu thụ nông sản thuận lợi. Đồng thời, việc chuyển đổi số ngay trên đồng ruộng đã giúp bà con nông dân giữ vững năng suất, chất lượng của sản vật quê nhà”, ông Thái nói.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đề nghị Hải Dương cần định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, tích hợp đa giá trị trong xây dựng thương hiệu nông sản. Ông nhận xét, vải thiều là một trong những thứ quả thuộc hàng ngon nhất thế giới.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, ngành Công Thương sẽ hỗ trợ kết nối cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vải và nông sản Hải Dương trong việc áp dụng thí điểm hệ thống truy xuất nguồn gốc vải thiều từ nhiều thị trường xuất khẩu quan trọng như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Hà Lan,...

{keywords}
Kết nối công nghệ để sản phẩm lên sàn điện tử
{keywords}
Vải Hải Dương đang trở thành thứ đặc sản nông nghiệp ngon vào bậc nhất thế giới
{keywords}
Vải đầu mùa năng suất, dân rất khấn khởi
{keywords}
Những chuyến hàng đầu tiên đưa vải Thanh Hà đi xuất khẩu

Nông dân Hải Dương, trong đó có vùng vải thiều Thanh Hà, đang thực hiện nghiêm quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Điều này càng củng cố lòng tin, tạo uy tín với các doanh nghiệp để họ đồng hành cùng người dân tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, đặc biệt là mặt hàng vải thiều.

Ông Paul Lê, Giám đốc Kiến tạo chia sẻ và xúc tiến thương mại Central Retail, cho hay, sau khi khảo sát quy trình sản xuất, chứng nhận các điều kiện về chất lượng doanh nghiệp cam kết sẽ gắn 5 sao cho sản phẩm vải Thanh Hà và đưa khoảng 1.000 tấn vải vào chuỗi trung tâm thương mại của doanh nghiệp.

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng cho biết, nhiều năm qua, sản xuất nông nghiệp của Hải Dương đã phát triển theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng; phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Tỉnh luôn chú trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu vừa là thách thức, vừa là cơ hội lớn.

“Hải Dương sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Ứng dụng công nghệ cao, thực hiện chuyển đổi số và áp dụng các phương pháp canh tác tiêu chuẩn để sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đặc trưng” - ông Thăng nói.

Một vụ thu 7.000 tỷ, ôm tiền gửi ngân hàng, mua đất, tậu ô tô

Một vụ thu 7.000 tỷ, ôm tiền gửi ngân hàng, mua đất, tậu ô tô

Kết thúc vụ vải thiều năm nay, nhiều hộ nông dân trồng loại quả đặc sản này ở Bắc Giang thu lãi từ vài trăm triệu cho tới tiền tỷ. Họ đang tính chuyện ôm tiền gửi ngân hàng, tậu thêm đất làm của để dành.

Nguyễn Thu Hằng