Giá thành sản xuất điện giảm

Theo kết quả kiểm tra, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2020 là 396.199,38 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành tương ứng với sản lượng điện năng giao nhận năm 2020 là 231,54 tỷ kWh và sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2020 là 216,95 tỷ kWh.

Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2020 theo sản lượng điện thương phẩm là 1.826,22 đồng/kWh, giảm 1,22% so với năm 2019.

{keywords}
Giá bán điện năm 2020 giảm so với 2019

Tính riêng tổng chi phí khâu phát điện năm 2020 là 310.962,60 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.433,34 đồng/kWh.

Đáng chú ý, năm 2020, tổng sản lượng điện các nhà máy điện gió, mặt trời, và sinh khối đạt khoảng 10,7 tỷ kWh. Tổng chi phí phí mua điện năm 2020 từ các nhà máy điện này là hơn 22.806 tỷ đồng (đây là những nguồn điện có giá mua vào cao hơn giá bán lẻ điện bình quân - PV).

Đối với nguồn điện năng lượng tái tạo khác bao gồm các nhà máy thủy điện nhỏ và điện mặt trời áp mái do các Tổng công ty Điện lực mua, tổng sản lượng điện các nguồn điện này năm 2020 là 14,85 tỷ kWh. Chi phí mua điện của các Tổng công ty Điện lực năm 2020 là 20.091,7 tỷ đồng 

Khâu truyền tải điện, tổng sản lượng điện truyền tải năm 2020 là 203,85 tỷ kWh. Tổng chi phí khâu truyền tải điện năm 2020 là 16.855,56 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 77,69 đồng/kWh.  

Khâu phân phối - bán lẻ điện, tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 66.936,98 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 308,54 đồng/kWh.

Khâu phụ trợ - quản lý ngành, theo báo cáo, tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là 1.444,23 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 6,66 đồng/kWh.  

{keywords}
 

Giá bán điện năm 2020 giảm

Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2020 là 216,95 tỷ kWh, tăng 3,42% so với năm 2019. Doanh thu bán điện thương phẩm năm 2020 là hơn 394.892 tỷ đồng, tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2020 là 1.820,20 đ/kWh, giảm 1,68% so với năm 2019.

Việc giá bán điện thương phẩm bình quân năm 2020 giảm so với năm 2019 do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã thay đổi cơ cấu tỷ trọng phụ tải của các nhóm khách hàng sử dụng điện. Đặc biệt nhóm khách hàng kinh doanh dịch vụ có giá bán điện cao, năm 2020 tiêu thụ sản lượng điện với tỷ trọng thấp, các khách hàng thuộc thành phần Thương nghiệp – Dịch vụ có sản lượng giảm sâu. Bên cạnh đó EVN thực hiện 2 đợt giảm giá điện, giảm tiền điện để hỗ trợ các khách hàng với tổng số tiền khoảng 12.300 tỷ đồng.  

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2020 của EVN lỗ 1.307,29 tỷ đồng.

Các khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện đã hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2020 bao gồm: Chênh lệch tỷ giá (CLTG) theo hợp đồng mua bán điện các nhà máy điện của năm 2018 với số tiền khoảng 3.630,3 tỷ đồng; Một phần khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện các nhà máy điện năm 2019 với số tiền khoảng 1.400 tỷ đồng.

Các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2020 bao gồm: Phần còn lại khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện các nhà máy điện năm 2019 với số tiền khoảng 3.015,80 tỷ đồng; Khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện các nhà máy điện phát sinh năm 2020 với số tiền khoảng 4.566,94 tỷ đồng.

Đoàn kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2020 của EVN (Đoàn kiểm tra) bao gồm đại diện: Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trong thời gian qua, Đoàn kiểm tra đã kiểm tra thực tế tại Công ty mẹ - EVN và một số đơn vị thành viên của EVN.     

Lương Bằng

Bùng nổ điện gió, điện mặt trời, Việt Nam top đầu Đông Nam Á

Bùng nổ điện gió, điện mặt trời, Việt Nam top đầu Đông Nam Á

Việt Nam đã trải qua giai đoạn 'bùng nổ' về điện gió, điện mặt trời. Với cam kết tại COP26, việc phát triển năng lượng sạch ở mức phù hợp là điều Việt Nam đang hướng đến.