Lạ đời dụng cụ ăn xin được rao bán với giá cao 

Sau lá bàng, đồng nát, những chiếc túi cói xuất hiện trên một trang thương mại điện tử, được người bán đặt tên là “túi ăn xin”. "Túi xách ăn xin - Tuy rách mà khó lọt - Cam kết 100% không lo rơi tiền" là những quảng cáo nghe vừa buồn cười lại vừa lạ lùng về những chiếc túi này.

{keywords}
 

Không chỉ có "túi ăn xin" mà cả một "combo ăn xin", gồm: gậy, gáo dừa, nón, dép cũng được đăng bán. Những mặt hàng này được rao bán với giá từ 100.000-200.000 đồng.

Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng vì nghĩ những món đồ trên chỉ là một trò tấu hài, không thể nào bán được. Liệu đây có phải là hình thức câu khách hay là trò đùa trên mạng của các cửa hàng?

Làm giàu khác người: Nhặt thứ cả làng vứt đi kiếm bộn tiền

Năm 2010, gia đình bà Nguyễn Thị Đến (SN 1960) rời quê Bắc Ninh vào Bình Phước lập nghiệp. Trong quá trình thu mua phế liệu, bà Đến phát hiện Phước Long (Bình Phước) là thủ phủ hạt điều nhưng rất ít người làm gia công vỏ lụa lấy điều tấm, đa số tập trung gia công hạt điều lấy nhân xuất khẩu. Nhận thấy gia công vỏ lụa ít vốn, ít rủi ro nên năm 2015, bà Đến thu mua vỏ lụa để gia công thành điều tấm.

{keywords}
Bà Đến gia công vỏ lụa hạt điều lấy tấm.

Thời điểm giá điều tấm cao, bà lãi mỗi ngày từ 1-1,5 triệu đồng. Sau 10 năm sau, gia đình bà Đến đã có cuộc sống khá sung túc. Bà còn tạo việc làm cho những người xung quanh và nhiệt tình tham gia xây dựng các phong trào tại khu dân cư.

Giống chuối nặng cả kg/quả, đặc sản hiếm có ở Trà Vinh

Theo Dân Việt, giống chuối tá quạ từ lâu được xem là đặc sản hiếm có ở Trà Vinh. Vẻ ngoài siêu to khổng lồ của nó khiến ai cũng bất ngờ khi lần đầu nhìn thấy. Mỗi quả có thể dài từ 35-40cm và nặng từ 0,5kg đến hơn 1kg.

{keywords}
Giống chuối tá quạ khổng lồ.

Loại chuối này ra quả trực tiếp chứ không trổ búp như chuối thường, mỗi buồng chuối chỉ có 2-3 nải, mỗi nải chỉ được khoảng 10-12 quả bằng cổ tay. Chuối tá quạ không ăn ngay được mà phải luộc chín. Nếu ăn sống chuối rất nhạt, mùi vị lại không ngon.

Đàn cá Koi tiền tỷ, "siêu to khổng lồ" ở Thái Bình

Anh Đoàn Ngọc Anh (34 tuổi, xã Bình Mình, huyện Kiến Xương, Thái Bình) cho biết trên Dân Việt, hiện anh đang nuôi khoảng 2.000 con cá Koi thuần chủng, có giá trị hàng tỷ đồng. Số cá Koi này được nhập từ các trại cá Koi nổi tiếng ở bên Nhật Bản. Nhiều con thuộc dạng "siêu to khổng lồ", con lớn nhất nặng tới 7kg.

{keywords}
 Đàn cá Koi bạc tỷ của gia đình anh Đoàn Ngọc Anh.

Nhiều khách đến tham quan và mua cá Koi của anh Ngọc Anh về nuôi. Có người sẵn sàng chi cả trăm triệu đồng để mua những con cá Koi thuần chủng, màu sắc bắt mắt, "độc và lạ".

Mô hình nuôi cá Koi đã giúp anh Ngọc Anh có doanh thu hơn 2 tỷ đồng, lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Độc đáo cây găng tu hú, gỗ lũa tự thân hàng trăm năm tuổi

Ông Vương Xuân Nguyên, Chánh văn phòng Hội sinh vật cảnh Hà Nội, cho hay, cây găng tu hú hiện thuộc sở hữu của nghệ nhân Thanh Hải (Hà Nội) có tuổi đời lên tới hàng trăm năm. Theo giới sinh vật cảnh, cây găng tu hú này hiện có giá 600-700 triệu đồng

{keywords}
Cây găng tu hú.

Điểm độc đáo nhất trên cây là toàn bộ thân đều gỗ lũa tự nhiên. Toàn bộ tán cây được thiết kế theo phong cách tản vân nghĩa là tựa mây bay, cách tạo hình mà rất nhiều người ưa chuộng.

Ngoài độ cổ thụ, "báu vật" nhà nghệ nhân Hải còn sở hữu 4 tiêu chí vàng là cổ - kì - mĩ - văn. "Dòng găng tu hú xuất hiện nhiều ở vùng núi Bình Định nhưng để có 1 siêu phẩm thân gỗ lũa toàn bộ đúng là hiếm có khó tìm, trên đời chỉ có 1-0-2", ông Nguyên chia sẻ trên Dân Trí.

Ngôi nhà đá 86 tuổi ở Ninh Bình, giá chục tỷ không bán

Ngôi nhà gần 100 tuổi ở xã Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) có lối kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, với 3 gian, 2 chái. Ngôi nhà được xây trên khu đất rộng 300m2 với tường vách, cột kèo, sân cổng làm bằng đá xanh nguyên khối. Phần mái với vì, kèo, rui, mè, khóa gian... làm bằng gỗ lim. Hệ thống 12 cánh cửa bức bàn bằng gỗ quý hiếm.

{keywords}
Ngôi nhà đá 86 tuổi ở Ninh Bình.

Căn nhà được xây dựng trong vòng 15 năm, rất kỳ công. Tất cả quá trình xây dựng đều làm thủ công bằng tay. Đặc biệt, các chi tiết ngôi nhà được ghép nối với nhau bằng mộng và không sử dụng chất kết dính.

Theo chủ nhân ngôi nhà, nhiều người về đây xem, trong đó có tay buôn đồ cổ, mê kiến trúc đặc biệt của ngôi nhà nên hỏi mua với giá lên tới chục tỷ đồng nhưng anh từ chối.

"Kho báu" trong ngôi nhà độc lạ có 1-0-2 ở miền Tây

Cổ Ngoạn cà phê là tên gọi của một ngôi nhà nằm trên đường Xuân Hồng, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Điều đặc biệt của ngôi nhà là với không gian chỉ hơn 280m2 nhưng có đến khoảng 4.000 hiện vật cổ trị giá hàng tỷ đồng được trưng bày, trang trí đẹp mắt mà ai cũng muốn tìm đến ngắm xem…

{keywords}
Hàng ngàn chiếc đĩa được dán lên vách tường của căn nhà. (Ảnh: Báo Xây Dựng)

Chủ nhân của ngôi nhà là ông Phạm Văn Hai, một người rất đam mê sưu tập đồ cổ. Hơn bốn năm nay, ông Hai thường đi tìm những đồ cổ lạ để mua về trưng bày.

Những người đến Cổ Ngoạn cà phê cho rằng đây là ngôi nhà độc lạ có 1-0-2 ở miền Tây sông nước.

Vườn bonsai ngược trên sân thượng của "dị nhân" Quảng Nam

Trong giới chơi sinh vật cảnh Việt Nam, ông Lê Thạnh (SN1963, Tam Kỳ, Quảng Nam) được mệnh danh là “dị nhân” bởi đi đầu cho trào lưu bonsai ngược. Thay vì cây được trồng “xuôi” từ trên xuống thì ông Thạnh lại mày mò, tạo tác trồng cây theo hướng ngược lại, từ dưới lên. Không chỉ gây ấn tượng về thị giác, những tác phẩm của ông còn được đánh giá cao về tính nghệ thuật.

{keywords}
 Bonsai ngược. (Ảnh: Dân Trí)

Trên sân thượng tầng 2 và tầng 3 rộng khoảng 60m2, ông Lê Thạnh bày biện hàng trăm tác phẩm cây cảnh, bonsai với đủ mọi dáng thế do mình tạo tác, sưu tập như: chòi mòi, lộc vừng, linh sam...

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)