Liên quan đến vụ việc cắt tem nhãn gốc có ngôn ngữ nước ngoài trên sản phẩm thời trang Nem và IFU, ngày 14/11, ghi nhận của PV cho thấy, hoạt động kinh doanh của các cửa hàng thời trang mang tên IFU vẫn diễn ra bình thường.

Tuy nhiên, thay vì đưa "lên kệ" những bộ sưu tập thời trang mới mùa thu đông như những hãng thời trang khác thì tại các cửa hàng IFU, vẫn đang bày bán các sản phẩm hè.

{keywords}
Cửa hàng thời trang IFU số 173 Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội).

Cửa hàng thời trang IFU số 173 Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội) không áp dụng chương trình giảm giá. Theo đó, mỗi sản phẩm hè được bán ra với giá từ 499.000 đồng - 1.250.000 đồng/sản phẩm. 

Mặc dù sản phẩm đều được gắn mác IFU nhưng trên mỗi mác sản phẩm, đều không thể hiện được thông tin các đơn vị thiết kế, phân phối và chịu trách nhiệm sản phẩm trên thị trường.

Lượng khách đến cửa hàng này rất thưa vắng hơn. Khi hỏi về các chương trình giảm giá tri ân khách hàng, các nhân viên tại cửa hàng này đều rất dè dặt.

{keywords}
Một cửa hàng IFU trên địa chỉ số 91 Chùa Bộc cũng trong tình trạng vắng khách.

Tại cửa hàng IFU số 96 Trung Hòa (Cầu Giấy), vào khoảng 18h chiều, mặc dù vẫn mở cửa nhưng khi khách đến, bảo vệ tại đây đã từ chối đón khách vì cửa hàng tạm thời không bán để chuyển mã hàng.

{keywords}
Một sản phẩm đầm mang thương hiệu IFU có giá 599.000 đồng/chiếc.

Sau những ngày "đóng cửa" website vì liên quan đến nghi vấn vi phạm nhãn mác, xuất xứ hàng hóa thì đến nay, website của hãng thời trang IFU đã hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, số lượng hình ảnh giới thiệu sản phẩm trên website của IFU rất hạn chế. Các thông tin chủ sở hữu và hệ thống cửa hàng đều không được hiển thị.

Được biết, thương hiệu thời trang IFU mới xuất hiện tại Việt Nam, chuyên kinh doanh các sản phẩm dành cho nữ, bao gồm: Áo, quần, đầm, chân váy và jumpsuit. Hãng thời trang này hiện đang có khoảng 18 cửa hàng trên toàn quốc.

{keywords}
Mặc dù mọi hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường nhưng thông tin trên website đều bị “đóng cửa”.

Trước đó, vào ngày 4/11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (Đội QLTT số 17) phát hiện một cơ sở may mặc tại quận Long Biên nhập hàng nước ngoài sau đó thay bằng nhãn các thương hiệu Việt.

Cụ thể, hàng hóa bao gồm 66 bao quần áo các loại có chữ nước ngoài, 2.130 sản phẩm quần áo, 16 bao quần áo ghi nhãn nước ngoài, 6 bao túi xách và 4 bao quần áo đã cắt nhãn gốc, 4 máy khâu và 49 kg tem nhãn các loại. Tổng trọng lượng hàng hóa khoảng 4 tấn, tổng trị giá khoảng 2 tỷ đồng.

{keywords}
Các nhãn mác nước ngoài và IFU, NEM bị lực lượng chức năng phát hiện.

Qua kiểm tra, toàn bộ hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Hiện, số hàng hóa trên vẫn đang được cơ quan chức năng tạm giữ để điều tra xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trao đổi với báo chí, ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội cho biết, đơn vị vẫn đang trong quá trình xác minh, làm rõ về vụ việc trên.

(Theo Báo Gia đình & Xã hội)