{keywords}
Trầm hương chắc hẳn nhiều người đã được nghe nhưng công đoạn chế tác lấy được trầm để tạo ra các sản phẩm tiêu dùng thì có lẽ không phải ai cũng biết.
{keywords}
Gió trầm là cây gỗ lớn, có chiều cao trung bình từ 15-25m. Cây có tuổi từ 4-5 năm sẽ bắt đầu ra hoa kết trái.
{keywords}
Ở xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) thì 100% các hộ dân đều trồng loại cây này. Và công đoạn chế tác lấy trầm cũng được thực hiện tại đây.
{keywords}
Người dân nơi đây cho biết, cây gió trầm hợp với thổ nhưỡng nên rất dễ trồng và cây phát triển tốt. Cây gió trầm phải trải qua một khoảng thời gian khá dài (từ 10 năm trở lên) mới có thể khai thác được.
{keywords}
Có 2 loại trầm: Trầm tự nhiên và trầm nhân tạo. Trầm tự nhiên tức là cây trầm bị một loại sâu gỗ đục khoét ăn sâu vào trong thân cây. Sau đó, loài cây này sẽ tiết ra các chất dịch gọi là trầm hương. Loài trầm tự nhiên này có giá trị kinh tế lớn, vì có hàm lượng tinh dầu cao.
{keywords}
Còn trầm nhân tạo thì người dân sẽ dùng các dụng cụ can thiệp vào cây gió trầm tạo ra các vết thương, để cây tiết ra các chất dịch. Loài trầm này chất lượng thấp hơn.
{keywords}
 
{keywords}
Những người thợ đang "xoi" trầm hay còn gọi là lấy trầm, phần lõi đen là phần trầm hương có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu
{keywords}
 
{keywords}
Cây gió trầm được sử dụng để tạo nên những sản phẩm riêng biệt như làm nhang, vòng đeo tay, đồ mỹ nghệ,… .Trên thị trường hiện nay, gỗ gió trầm được ưa chuộng và có giá thành rất cao. Đặc biệt, những cây gió trầm tự nhiên có giá trị từ vài triệu đến vài chục triệu đồng/kg.
{keywords}
Anh Nguyễn Thành Trung (SN 1984, xóm 7, xã Phúc Trạch) cho biết, gia đình anh có hơn 1000 gốc trầm với độ tuổi từ 4 đến 20 năm. Một năm cây gió trầm mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập từ 100 triệu đến 200 triệu đồng.
{keywords}
Ngoài ra, anh Trung còn thu mua, săn lùng những cây gió trầm có trầm tự nhiên trên địa bàn. “Tôi từng mua cây gió trầm có giá hơn 300 triệu đồng. Giá trị của cây gió trầm nằm ở hàm lượng tinh dầu cao hay thấp”, anh Trung cho biết
{keywords}
Chị Võ Thị Nga (xã Phúc Trạch) cho biết gia đình chị có hơn 2 ha gió trầm có đổ tuổi hơn 7 năm trở lên và có 3ha mới trồng. Theo chị Nga thì cây gió trầm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình chị vươn lên làm giàu.
{keywords}
“Cây gió trầm thực sự có hiệu quả kinh tế cao. Gia đình chị vừa bán 45 cây có độ tuổi từ hơn 10 năm trở lên với giá 1 tỷ đồng”, chị Nga vui mừng cho biết.
{keywords}
Ông Trần Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch cho biết: “Hiện tại tất cả các hộ dân trong xã đều trồng cây gió trầm (trên 1700 hộ), với diện tích trên 300 ha. Cây gió trầm là một trong những loại cây kinh tế chính của địa phương, nhờ có loại cây này mà tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm đi rõ rệt”

(Theo Dân Trí)