Trồng ngô không lấy hạt mà cắt cả cây đem bán

Những năm gần đây, nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) chuyển đổi diện tích trồng bắp (ngô) năng suất thấp sang trồng bắp sinh khối làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Theo đó, trồng bắp không để cắt cả cây đem bán.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, được bà con nông dân đánh giá là cây trồng cho thu nhập ổn định nhất trên vùng đất này. Trung bình thu hoạch trên 2,5 tấn/sào, lãi hơn 1,5 lần so trồng bắp lấy hạt.

{keywords}
Trồng bắp lấy thân là mô hình canh tác mới mang lại hiệu quả cao.

Chàng trai bỏ phố về quê khởi nghiệp từ mô hình “có một không hai”

Đang làm tại một công ty ở tỉnh Đồng Nai, Đỗ Thành Trung (SN 1994, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) nghỉ để về quê lập nghiệp. Anh Trung “mượn” hơn 1.000m2 đất trồng tiêu cũ của gia đình để trồng cây mồng tơi lấy hạt trước sự “nghi ngại” của gia đình và bạn bè. Bởi trong suy nghĩ của nhiều người, mồng tơi chỉ sử dụng được lá và ngọn.

Cây mồng tơi đem lại hiệu quả chỉ sau 4 tháng trồng trên vùng đất kém hiệu quả trước đây. Với giá từ 170.000- 200.000 đồng/kg hạt mồng tơi khô, anh Trung kiếm được mỗi ngày hơn nửa triệu đồng vào thời điểm thu hoạch. Mô hình của anh được xem là “độc nhất vô nhị” lần đầu tiên được triển khai trên vùng đất cằn cỗi này.

{keywords}
Anh Trung về quê khởi nghiệp từ... hạt mồng tơi (Ảnh: Dân Trí)

Dàn sơ ri bonsai cổ thụ, hiếm lạ ở Thái Nguyên

Từng là “ông trùm xã hội khét tiếng một thời", anh Lê Văn Dũng (TP. Sông Công, Thái Nguyên) hiện nổi danh không kém khi sở hữu rất nhiều sinh vật cảnh thuộc hàng hiếm, lạ. Anh là chủ nhân của hàng trăm cây cảnh được tạo hình, chăm sóc, cắt tỉa theo nhiều dáng thế khác nhau cùng với nhiều loại chim cảnh và hồ cá cảnh tạo nên quần thể sinh thái cây - chim - cá độc đáo và có giá trị kinh tế cao.

Trong đó, phải kể tới cây sơ ri Mỹ đạt giải vàng triển lãm bonsai châu Á - Thái Bình Dương năm 2017. Ngoài ra, anh Dũng còn có 1 cây sơ ri cổ thụ Đài Loan đang ra trái rất đẹp. Bên cạnh 2 cây sơ ri Mỹ và Đài Loan là 2 cây si rô Việt Nam mới được anh Dũng mua với giá hơn 100 triệu đồng.

{keywords}
Cây sơ ri Mỹ của anh Dũng (Ảnh: Dân Trí)

Theo anh Dũng, những cây si rô trồng để lấy quả chứ ít người trồng làm cảnh nên những cây si rô anh sở hữu có tuổi đời rất cao, giá trị nghệ thuật lớn, có cây lên đến hàng trăm triệu đồng.

Khu vườn gần 1.000 cây cảnh bonsai hiếm có trên đất Hà thành

Vườn cây cảnh nghệ thuật của anh Đặng Hồng Sơn (Thanh Trì, Hà Nội) rộng 4.000m2, được coi lớn nhất Hà Nội. Khu vườn có gần 1.000 cây cảnh bonsai độc đáo, gồm hơn 100 loại khác nhau từ các vùng miền, giá trị khoảng vài chục tỷ đồng.

Hầu hết chúng đều là những cây hoa, trái không lớn nhưng lại có tính nghệ thuật rất cao theo xu hướng quốc tế. Việc chọn đá, bể để đặt cây cũng hết sức công phu.

Cây khế cổ độc lạ, 3 tỷ đồng không bán

Anh Phan Văn Toàn (còn gọi là Toàn “đô la”, ở TP. Việt Trì, Phú Thọ) là một đại gia chơi cây cảnh nổi tiếng. Trong bộ sưu tập cây cảnh "độc nhất vô nhị" của vị đại gia này có cây khế có tuổi đời khoảng 400 năm, toàn thân u cục, xù xì, vỏ nhìn như da voi. Cây khế có 3 cành lớn nhìn khúc khuỷu.

{keywords}
Cây khế cổ độc lạ (Ảnh: NĐT)

Chủ nhân cây khế chia sẻ với PV. báo Dân Việt: "Tôi mua cây khế này nhiều năm trước với giá gần 1 tỷ đồng, hiện tác phẩm có giá khoảng 3 tỷ đồng".

Khối 'kim cương rừng' hiếm có của anh nông dân Hà Nội

Theo Báo Dân Việt, khối trầm hương “hắc kỳ” của anh Nguyễn Văn Lợi (Đông Anh, Hà Nội) có trọng lượng hơn 3kg, gồm: 1 tượng phật bà Quan Âm và 3 thanh kỳ nam đã hóa thạch.

Anh Lợi sở hữu khối kỳ nam hóa thạch này từ những năm 1995-1996, khi công tác tại một huyện giáp ranh giữa Quảng Nam và Kon Tum. Khúc hắc kỳ của anh Lợi có hai màu dễ nhận biết là đen và trắng. Đã có người trả giá tới hàng chục triệu USD/kg để mua khối trầm nhưng anh Lợi không bán và giữ lại như một báu vật cho mình.

Nông dân Đồng Tháp trồng 120 cây ổi lạ, ra trái to bất thường

Ông Nguyễn Phước Thùy (ngụ huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) là chủ nhân của 120 cây ổi Mỹ trĩu quả, quả nào cũng to bự. Ông Thùy trồng và phát triển vườn ổi từ 5 nhánh ổi giống được một người bà con mang về từ bên Mỹ cách đây 20 năm.

Ông Thùy không sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học mà chỉ dùng các loại phân hữu cơ: phân chuồng, xơ dừa,... Nhờ vậy mà cây ổi Mỹ sinh trưởng, trái cũng giòn ngon. Trái ổi Mỹ to nhất trong vườn nhà ông trên 1kg. Đặc biệt là phương pháp bao trái ổi Mỹ bằng túi ni lông bên trong lót thêm giấy, do chính chủ vườn nghĩ ra, giúp trái ổi Mỹ bóng đẹp.

Táo mèo không để ngâm rượu, mua cành trĩu quả về cắm chơi

Thay vì mua táo mèo chỉ để ngâm rượu hay ăn, năm nay, những cành táo mèo tươi, quả chín vàng ươm bắt mắt, có mùi thơm tự nhiên lại được sáng tạo thành vật trang trí. Nhiều người tìm mua cành táo mèo về chơi, cắm trong phòng cho mới lạ, sinh động.

{keywords}
Những cành táo mèo tươi của núi rừng Tây Bắc khá lạ mắt.

Trên thị trường, cành táo mèo tươi đang cực kỳ hút khách. Chị em thường mua theo set 5-10 cành, giá mỗi loại khác nhau tuỳ theo độ dài ngắn từng cành, dao động từ 20.000-60.000 đồng/cành.

Anh nông dân thu 10 tỷ nhờ mạnh dạn trồng sâm quý trong chậu

Năm 2008, anh Trần Thanh Quý (thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang) được một người bạn tặng 2 chậu hoa lạ. Sau 1 năm chăm sóc, anh thấy củ phình to ra, rất giống sâm của Hàn Quốc. Từ đó, anh bắt đầu nghiên cứu, học hỏi kỹ thuật trồng sâm. Từ năm 2016 đến nay, anh đã thu được hơn 10 tỷ đồng từ cây sâm giống các loại.

Nhận thấy mô hình trồng sâm quý cho hiệu quả cao, cũng như các cách trồng, chăm sóc sâm của mình đã đạt chuẩn, anh Quý nhân rộng mô hình nhằm giúp đỡ cho người dân. Thành công của anh Quý mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa khó, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)