- Vay gần 1.000 USD mua chiếc laptop mới thoả mãn chơi công nghệ mới và phục vụ công việc, rồi ki cóp trả góp hàng tháng... Với nhiều bạn trẻ, điều đó đã trở nên bình thường và họ luôn khẳng định mình không hề tiêu hoang! Đơn giản là bỏ ra một khoản phí nhỏ cho người quản lý ‘con lợn đất’ của mình, đổi lại là không bao giờ phải hoãn sự 'sung sướng’.

Ít tiền mặt, mua trả góp

Đang là sinh viên năm 3 Đại học Thuỷ Lợi nhưng Nguyễn Anh Duy tự sắm cho mình laptop thời thượng hơn 15 triệu đồng. Trong khi bạn bè thường phải xin gia đình thì Duy lại mùa đồ từ chính số tiền làm thêm ít ỏi mỗi tháng.

Có không ít người bạn đã lắc đầu với cách ‘đầu tư’ của Duy. Ít ai biết rằng, với hoàn cảnh gia đình ở một huyện miền núi tỉnh Tuyên Quang thì việc phải tự trang trải các khoản như học phí, chi phí sinh hoạt hàng tháng đã khiến Duy đủ mệt, nên không thể có chuyện “tiêu hoang” để phục vụ sở thích nhất thời.

Khi đi làm thêm, Duy thấy việc có laptop hay smartphone, thậm chí là xe máy không chỉ khiến cho công việc thuận lợi hơn mà còn giúp cho Duy tiếp cận với những cơ hội công việc tốt hơn. Nếu đợi đến khi tích cóp đủ số tiền cần thiết thì Duy sẽ bỏ lỡ mất, trong khi đối với Duy để có thể tiếp tục học thì không thể không đi làm thêm.

Cuối cùng, Duy chọn cách mua trả góp, với số tiền phải bỏ ra ban đầu khá nhỏ, còn lại được trả dần mỗi tháng kèm theo một khoản tiền phí trả góp.

{keywords}

Việc chọn mua hàng thông qua vay trả góp trong sinh viên hay các bạn trẻ mới đi làm đã dần trở nên phổ biến.

Thực tế, trong sinh viên hay các bạn trẻ mới đi làm thì việc chọn mua hàng thông qua vay trả góp đã dần trở nên phổ biến. Đây chính là một trong những hình thức cho vay tiêu dùng đang phát triển khá nhanh tại các khu vực đô thị cho những người không đủ điều kiện vay ngân hàng mà vẫn không muốn bị rơi vào vòng xoáy “lãi mẹ đẻ lãi con” của tín dụng đen.

“Mua trả góp, mới đầu nghĩ cũng run nhưng qua thực tế thì khá phù hợp với điều kiện của mình. Hàng tháng phải trả thêm một khoản tiền lãi nhỏ nhưng do đã lên kế hoạch trước nên việc trả nợ không thành gánh nặng với mình”, Nguyễn Bảo Khôi - nhân viên thiết kế của Công ty in ấn và bao bì Hoàng Khải (Long Biên – Hà Nội), chia sẻ sau khi thanh toán nốt khoản tiền cuối cùng để mua chiếc Macbook hơn 20 triệu đồng.

Hình thức mua bán này được chính các đơn vị cung cấp và cả đơn vị bán hàng khá thoải mái khi tiếp cận. Giám đốc điều hành một siêu thị di động mới mở ở đường Giải Phóng – Hà Nội cho rằng, với mức lãi suất thấp, thủ tục nhanh chóng, mua hàng trả góp được xem như một hình thức cân đối chi tiêu hiệu quả, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Điều này có nghĩa là đối tượng khách hàng của siêu thị sẽ mở rộng hơn và do đó, doanh thu cũng như lợi nhuận doanh nghiệp sẽ khá hơn.

Hiện nay, tại các siêu thị điện máy, trung tâm mua sắm, người tiêu dùng rất dễ dàng có thể tiếp cận được các công ty tài chính cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng. Sự cạnh tranh giành thị phần và khách hàng đã khiến các công ty nghĩ ra đủ mọi chiêu thu hút khách hàng, như “mua trả góp lãi suất 0%” hay “mua càng nhiều lãi suất càng thấp”. Những chương trình ưu đãi lãi suất cùng với việc không phân biệt đối xử giữa khách hàng trả một lần và khách hàng trả góp.

Tôi không tiêu hoang?

Liên Phương - nhân viên NH cổ phần có trụ sở ở Trần Hưng Đạo (Hà Nội) - vừa rao bán chiếc iPhone 6 Plus xách tay từ Mỹ với giá khá hợp lý trong khi dùng một “con” iPhone 6 cũ hơn.

{keywords}

Phương kể: Tôi đặt hàng chiếc iPhone 6 từ 4 ngày trước khi cửa hàng báo hàng về. Nếu tiết kiệm tiền lương thì chả biết bao giờ mới đủ nên tôi mua trả góp, mỗi tháng trả một ít không hề ảnh hưởng đến sinh hoạt. Hơn nữa, đó là cách để tôi tạo sức ép để mình tiết kiệm. Bạn đừng nghĩ mình tiêu hoang, vì chiếc điện thoại không những thỏa mãn sở thích trải nghiệm của cá nhân mà còn giúp mình quản lý tài chính hiệu quả hơn. Khoản lãi suất phải trả hàng tháng không hề gây khó chịu,mình coi đó là chi phí quản lý ‘con lợn đất’ rất dễ bị đập vỡ của mình.

“Chiếc iPhone 6 Plus là quà tặng của người thân, nhưng mình đang gắn bó với chiếc điện thoại cũ nên mình quyết định bán đi để “lên đời” chiếc xe máy đã đi hơn 5 năm của mình”, Phương kể.

Còn với Khôi, chiếc Macbook cấu hình cao đã giúp anh có thêm thu nhập mới không ngờ. “Trước đây, với chiếc máy tính để bàn cũ mình rất ngại nhận thêm các đơn hàng nhỏ lẻ làm thêm. Giờ thì,máy tốt, lúc nào cũng có thể mang theo người, nên thời gian làm thêm cũng vì thế mà rộng dài hơn, công việc có thể nhận nhiều hơn, mình đã có cách tăng thu nhập mà không ảnh hưởng đến thời gian học”.

“Tại sao cứ sợ trả góp khi nhu cầu đang có mà lại chưa đủ tiền để mua?. Chờ đủ tiền mới mua thì không biết đến bao giờ trong khi nhu cầu là chính đáng?. Quan trọng nhất là tìm được nơi bán có chính sách trả góp tốt nhất”, Lan Hương – Nhân viên Công ty Du Lịch Tân Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ khi vay tiền để mua chiếc tủ lạnh và máy giặt cho gia đình mình.

Chia sẻ về điều này, giám đốc chuỗi bán lẻ thiết bị di động lớn ở Miền Bắc cho biết, năm ngoái, doanh thu từ mua trả góp chiếm 5% trong tổng doanh thu, còn từ đầu năm đến nay, mua trả góp đã chiếm tỷ lệ 20%.

Báo cáo thị trường cho vay tiêu dùng năm 2014 của StoxPlus cho thấy quy mô thị trường này vào thời điểm cuối năm 2013 ước khoảng 8,8 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2012 (bao gồm cả các khoản vay mua nhà). Nếu tính riêng tổng giá trị cho vay ở các công ty tài chính tiêu dùng, quy mô thị trường ở mức 680 triệu USD vào cuối năm 2012.

Hải Anh