Đại gia Lê Thanh Thản, ông chủ của vườn thú Trại Bò (Diễn Châu, Nghệ An), đã bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ để sở hữu nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm bậc nhất.

Vườn nuôi động vật hoang dã là hạng mục được xây dựng sớm nhất trong đề án xây dựng Khu du lịch sinh thái Trại Bò do ông chủ Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên đầu tư, có diện tích 35 ha.

{keywords}

Hổ vàng được nhập về từ Cộng hòa Séc đã sinh sản lần thứ 2 ở Trại Bò

Trại Bò nhiều năm trước vốn là một vùng đất hoang vu, thời tiết khắc nghiệt. Địa hình phức tạp của vùng đồi núi này đã khiến nhiều cuộc khai hoang của người dân Diễn Châu phải “dậm chân tại chỗ”.

Chỉ khi ông Lê Thanh Thản trở lại quê hương, đầu tư những khoản tiền không nhỏ thì nơi đây mới có được những đổi thay đáng kể.

{keywords}

Khu vực nuôi nhốt tê giác

Ông Đậu Xuân Hường – Chủ tịch UBND xã Diễn Lâm thông tin, từ năm 1999 ông Hường và hơn 40 hộ dân Diễn Lâm được nhà nước giao hơn 100 ha đất rừng tại vùng Trại Bò để phát triển kinh tế rừng.

“Sức người có hạn, đa số bà con bỏ về hết vì khó khăn quá! Đến khi ông Thản trao đổi với tôi về hướng xây dựng khu sinh thái thì tôi chuyển cho ông Thản phần đất đai của tôi để ông ấy làm”, ông Hường nói.

Năm 2004, ông Hường chuyển nhượng “trao tay” 35 ha đất cho công ty TNHH Lê Thanh Thản mà trước đó gia đình ông được Nhà nước giao khoán.

{keywords}

Một góc Khu du lịch sinh thái Trại Bò

Sau khi có được quyền sử dụng diện tích đất nói trên, Công ty TNHH Lê Thanh Thản tiến hành đầu tư làm đường bê tông, xây dựng hệ thống điện, bắt đầu “chiến dịch” cải tạo vùng đất Trại Bò. Các loài thú hoang dã bắt đầu được nhập về từ các tỉnh thành trong nước và các quốc gia khác trên thế giới.

Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm Diễn Châu, đến thời điểm hiện tại Khu du lịch sinh thái Trại Bò đang nuôi bảo tồn và sinh sản 13 loài động vật nguy cấp quý hiếm (tê giác, hổ trắng, hà mã, bò tót…) và 7 loài động vật thông thường khác.

{keywords}

Linh dương sừng kiếm

Giá trị hàng đầu về mặt khoa học phải kể đến là 2 cá thể tê giác (1 con đực, 1 con cái) được nhập về từ châu Cộng hòa Nam Phi năm 2008.

Sự có mặt của hai con tê giác này đã từng làm hàng ngàn người dân “mắt tròn mắt dẹt” vì lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy loài động vật quý hiếm này. Người ta cũng đồn đại rằng, hai cá thể tê giác này được mua về với giá “khủng” nhất Trại Bò.

Trong khi cả thế giới đang lo lắng cho sự biến mất của loài tê giác thì ông Lê Thanh Thản lại có đủ khả năng mang chúng về nuôi trong trang trại của mình, mà theo như họ nói là để “nuôi chơi”.

{keywords}

Giá trị của 2 cá thể tê giác này đến nay vẫn chưa được tiết lộ

Ông Nguyễn Văn Hải – Giám đốc Khu sinh thái Trại Bò cho biết, ngoài cặp đôi tê giác rất có giá trị, số lượng cá thể nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm khác ở Trại Bò đang không ngừng tăng lên do việc sinh sản khá thuận lợi.

“Kể từ khi nhập về 9 con hổ (vàng và trắng) từ Nam Phi và Cộng hòa Séc, nay đàn hổ đã có thêm 15 con được sinh ra từ các cặp bố mẹ. Một cặp sư tử cũng đã sinh được 4 con sư tử con và phát triển ổn định”, ông Hải cho biết.

(Theo Gia đình VN)