Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) và Báo VietNamNet hôm nay (2/11) chính thức công bố Top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2016.

Đây là năm thứ hai Vietnam Reportcông bố Top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín.Vietnam Report đã lựa chọn và tiến hành phân tích nhóm doanh nghiệp niêm yếtcó giá trị vốn hóa cao và xếp hạng Top 10 dựa trên 3 tiêu chí: (1) năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính (cập nhật đến nửa đầu năm 2016), được so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngànhhoạt động (chiếm trọng số 40% điểm); (2) uy tín trên truyền thông của doanh nghiệp theo phương pháp Media Coding, mã hóa các bài báo viết về doanh nghiệp trên các trang báo chuyên ngành từ tháng 7/2015 đến tháng 10/2016 (chiếm trọng số 40% điểm); và (3) nhận định của chuyên gia, Analyst Coding về tiềm năng tăng trưởng giá cổ phiếu và mức độ ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ số VNindex (chiếm trọng số 20% điểm).

Theo đó, Top 10 doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2016 đều là những doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanhkhả quan, quản trị tốt hình ảnh và tạo hiệu ứng truyền thông tích cực trong năm 2015-2016.

Danh sách Top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2016:

{keywords}
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 doanh nghiệp niêm yết uy tín 2016

Theo thống kê dữ liệu xếp hạng các doanh nghiệp niêm yết, đa phần các doanh nghiệp trong Top 10đều là những doanh nghiệp lớn, có doanh thu và lợi nhuận sau thuế liên tục dẫn đầu ngành hoạt động, có chỉ số ROA, ROE cao hơn trung bình ngành, và giá cổ phiếu có xu hướng tăng trong giai đoạn 3-6 tháng gần đây.Bên cạnh đó, xét về tiêu chí truyền thông, có thể nói, Top 10 doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2016 là những tên tuổi “không thể không biết đến” của truyền thông Việt Nam.

Một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông cho các doanh nghiệp niêm yết:

Để quản trị tốt hình ảnh trên truyền thông cần chủ động luồng tin từ doanh nghiệp

Kinh nghiệm phân tích và xếp hạng uy tín doanh nghiệp cho thấy, muốn chủ động quản trị các luồng tin tức trên truyền thông, doanh nghiệp cần đảm bảo tối thiểu 1/3 thông tin được phát ngôn từ phía doanh nghiệp (ngoài những bài báo nhận định, phân tích, đánh giá của báo chí và các chuyên gia kinh tế), đặc biệt với các thông tin về hoạt động và kế hoạch kinh doanh, tránh tình trạng tin đồn vô căn cứ có thể làm ảnh hưởng tới tâm lý và quyết định của nhà đầu tư.

{keywords}

Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media Coding các doanh nghiệp niêm yết

Và phải đảm bảo tỷ lệ thông tin hợp lý

Hoạt động đầu tư chứng khoán tại Việt Nam hiện nay thường mang “cảm tính” nhiều hơn là “định tính, định lượng”, đồng nghĩa với việc giao dịch chứng khoán bị ảnh hưởng bởi tâm lý nhà đầu tư (investor sentiment) hơn là những con số tính toán cụ thể. Một thông tin, đặc biệt về kết quả kinh doanh, kế hoạch dự án hay giao dịch của cổ đông lớn…, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý nhà đầu tư, tạo nên hiệu ứng bầy đàn. Nếu thông tin tiêu cực sẽ có khả năng làm lao dốc giá cổ phiếu. Ngược lại, thông tin tích cực sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng giá cổ phiếu và giúp công ty trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư.

Theo nghiên cứu của Vietnam Report và các đối tác, để được đánh giá cao trên truyền thông, doanh nghiệp cần đạt được một tỷ lệ thông tin tích cực và tiêu cực nhất định, không để thông tin tiêu cực xuất hiện quá lâu trên truyền thông hay trở thành một ví dụ điển hình cho sự thất bại (tối đa 10% tin tiêu cực) và thay thế bằng các thông tin tích cực bao trùm nhiều khía cạnh: kết quả kinh doanh, sản phẩm, trách nhiệm xã hội, lãnh đạo doanh nghiệp… (tối thiểu 20% tin tích cực). Kết quả coding của Vietnam Report cho thấy, các doanh nghiệp niêm yết có tỷ lệ thông tin tích cực cao bao gồm BVH, VIC, FPT… trong khi PPC, HAG bị ảnh hưởng bởi thông tin về tình hình kinh doanh khó khăn, lợi nhuận giảm/ thua lỗ, dẫn đến việc thông tin tiêu cực lấn át tin tích cực trên truyền thông.

{keywords}

Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media Coding các doanh nghiệp niêm yết

Bên cạnh đó, đa dạng chủ đề sẽ giúp lan tỏa hình ảnh doanh nghiệp

Các doanh nghiệpthời gian gần đây dường như đã chú trọng hơn tới hiệu quả truyền thông, do đó tin tức về doanh nghiệp ngày càng đa dạng, bao phủ nhiều nhóm chủ đề khác nhau. Theo thống kê của Vietnam Report, FPT là doanh nghiệp có thông tin đa dạng nhất trên truyền thông với 19/24 nhóm chủ đề, bao gồm: Chiến lược kinh doanh, Quan hệ khách hàng/ bán hàng, kết quả kinh doanh, nhân sự, hình ảnh/ PR, đầu tư, quản trị, vị thế, nghiên cứu, chính sách, giá cả, sản phẩm, nghiên cứu phát triển, báo cáo, lương thưởng, trách nhiệm xã hội/ tài trợ, cổ phiếu,... Kế đến là VIC, VNM và GAS với 16-17 nhóm chủ đề.

{keywords}

Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media Coding các doanh nghiệp niêm yết

Tuy nhiên, lượng thông tin có liên quan ở mỗi chủ đề của các doanh nghiệp là khác nhau. Đối với các doanh nghiệp niêm yết, chủ đề về Chứng khoán thường được quan tâm nhiều nhất.Theo đánh giá của Vietnam Report, các doanh nghiệp đạt điểm cao ở chủ đề Chứng khoán là VNM; Sản phẩm/ Quan hệ Khách hàng là VNM và NT2;Đổi mới/Sáng tạo là BVH, VIC; và Quan hệ xã hội là VIC và FPT.

Rõ ràng, để xây dựng uy tín trên truyền thông, doanh nghiệp không cần xuất hiện tràn lanquá nhiều trên các mặt báo, mà xuất hiện vừa đủ, không chỉ với các bài viết mang tính chất PR đơn thuần, mà thông tin cung cấp phải cân đối. Với nguồn vốn, nhân sự, thời gian và chiến lược thích hợp, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động xây dựng chiến lược truyền thông và kế hoạch ứng phó “dự phòng” với bất kỳ cuộc khủng hoảng truyền thông nào có thể xảy ra, nhờ đó bảo vệ và phát triển uy tín trở thành một tài sản có giá trị đối với doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu phân tích truyền thông để đánh giá uy tín của các doanh nghiệp dựa trên học thuyết Agenda Setting về sự ảnh hưởng, tác động của truyền thông đại chúng đến cộng đồng và xã hội được 2 giáo sư Maxwell McCombs và Donald L. Shaw chính thức công bố vào năm 1968, được Vietnam Report và các đối tác hiện thực hóa và áp dụng.

Theo đó, Vietnam Report đã sử dụng 2 phương pháp Branch Coding (đánh giá hình ảnh của doanh nghiệp trên truyền thông) và Analyst Coding (phân tích nhận định của các chuyên gia đầu ngành) để tiến hành đánh giá uy tín của các doanh nghiệp niêm yết.

Dựa trên phương pháp này, Vietnam Report đã tiến hành mã hóa dữ liệu từ 1.416 bài báo, tương đương với 2.983 Coding unit của nhóm doanh nghiệp niêm yết tốt nhất, trên 5 đầu báo uy tín bao gồm: Thời báo kinh tế Việt Nam, Saigondaututaichinh, Tiền phong, Thời báo kinh tế Sài gòn, Báo đầu tư chứng khoán, CafeF, Vnexpres, Dantri, VietNamNet,... trong khoảng thời gian tháng 7/2015 đến tháng 10/2016, và tính điểm theo 12 tiêu chí cụ thể.

Các thông tin được lựa chọn để mã hóa (coding) dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: Tên doanh nghiệp xuất hiện ngay trên tiêu đề của bài báo, hoặc tin tức về doanh nghiệp được đề cập tối thiểu chiếm 5 dòng trong bài báo, đây được gọi là ngưỡng nhận thức – khi thông tin được đánh giá là có giá trị phân tích.

Các thông tin được đánh giá ở các cấp độ: 0: Trung lập; 1: Tích cực; 2: Khá tích cực; 3: Không rõ ràng; 4: Khá tiêu cực; 5: Tiêu cực. Tuy nhiên, thống kê lại, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 cấp bậc để đánh giá cuối cùng, bao gồm: Trung lập (gồm 0 và 3), tích cực (1 và 2), và tiêu cực (4 và 5).

Lễ Công bố và tôn vinh Top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2016 sẽ được tổ chức ngày 25/11/2016 trong khuôn khổ Lễ Công bố V1000 -Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam năm 2016 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Hà Nội được Vietnam Report phối hợp tổ chức với Tạp chí Thuế - Tổng cục Thuế và Báo VietNamNet - Bộ Thông tin Truyền thông.

Cũng tại Lễ công bố sẽ vinh danh Top 50 Doanh nghiệp thành tựu xuất sắc giai đoạn 2012-2015 và giới thiệu Báo cáo thường niên Môi trường Thuế 2016 dựa trên kết quả điều tra Doanh nghiệp của Vietnam Report.

Vietnam Report