Hội thảo sáng 4/7/2017 xoay quanh câu chuyện Xây dựng- phát triển - định giá thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chưa có sự thống nhất về phương pháp đánh giá ‘tài sản vô hình’ này của doanh nghiệp.

Trên thế giới, thương hiệu được coi là giá trị cốt tủy của doanh nghiệp, có thương hiệu trị giá 70% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam, việc xây dựng, phát triển và định giá thương hiệu vẫn còn bỏ ngỏ.

Theo các bảng xếp hạng, Việt Nam hiện đã có khá nhiều thương hiệu xuất hiện trong top thương hiệu hàng đầu thế giới như Vietinbank (top 500 thương hiệu ngân hàng hàng đầu thế giới theo xếp hạng của Brand Finance), Viettel, Mobifone,…

Nhiều doanh nghiệp Việt đã sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, song khi “xuất ngoại” vẫn phải núp dưới tên của các thương hiệu có giá trị trên thế giới mới có thể vào được thị trường quốc tế. Và đương nhiên, các doanh nghiệp Việt xuất ngoại phải mượn danh này sẽ thiệt thòi đủ đường.

Mặt khác, doanh nghiệp mạnh tay chi bạo để xây dựng thương hiệu, nhưng lại không xác định được giá trị của tài sản vô hình này nên rơi vào tình cảnh ném tiền qua cửa sổ.

Ngay cả những doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa thuê các nhà tư vấn chuyên nghiệp song cũng đưa ra các giá trị doanh nghiệp nói chung và giá trị thương hiệu nói riêng rất khác nhau. Điều này khiến Nhà nước có thể bị thất thoát lớn trong quá trình cổ phần hóa, doanh nghiệp thiệt thòi trong quá trình cạnh tranh, nhượng quyền thương mại, mua bán sáp nhập...

Ở khía cạnh pháp lý, giữa các văn bản vẫn chưa có sự thống nhất về phương pháp đánh giá. Từ Nghị định 109/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đến Nghị định 59/2011/NĐ-CP về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đều xác định “lợi thế kinh doanh” bao gồm cả “giá trị thương hiệu”. Điều này lại không phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04, “Giá trị thương hiệu” hay “Nhãn hiệu hàng hóa” được coi là tài sản cố định vô hình.

Như vậy, cho đến nay, việc xác định giá trị, nhượng quyền sử dụng thương hiệu, góp vốn liên doanh, liên kết... bằng giá trị thương hiệu đối với các doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta đến nay vẫn còn là... một khoảng trống bỏ ngỏ.

Câu chuyện Xây dựng, phát triển và định giá thương hiệu doanh nghiệp sẽ được các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế mổ xẻ, phân tích, tư vấn trong Hội thảo Xây dựng - phát triển - định giá thương hiệu DN sáng 4/7/2017.

{keywords}

Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo các Bộ: Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, nhiều chuyên gia Việt Nam và quốc tế lĩnh vực Xúc tiến thương mại, Sở hữu trí tuệ, Quản lý giá, Quản trị thương hiệu… Hội thảo có sự tài trợ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VN (Vietinbank), Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng (Vietracimex), Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam.

NỘI DUNG HỘI THẢO:

Ông Đặng Quyết Tiến- Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính:

"Xây dựng, phát triển và định giá đúng giá trị thương hiệu là nhu cầu thiết thực đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp nhà nước được các tổ chức uy tín quốc tế ghi nhận giá trị thương hiệu cao, tạo được uy tín trên trường quốc tế. Điển hình như VietinBank đã có bước tiến ngoạn mục khi vươn lên Top 400 Thương hiệu ngân hàng toàn cầu với giá trị thương hiệu đạt 249 triệu USD năm 2016 theo đánh giá của công ty Tư vấn chiến lược và đánh giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance. Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) đạt 2,686 tỷ USD; giá trị của Vinaphone là 1,04 tỷ USD; Mobiphone là 391 triệu USD.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa xác định được giá trị thương hiệu, hoặc xác định chưa đầy đủ gây nên những trở ngại không đáng có trong quá trình phát triển. Nhà nước có thể bị thất thoát lớn trong quá trình cổ phần hóa, nhất là giai đoạn tới sẽ cổ phần háo nhiều tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn. Doanh nghiệp thiệt thòi trong quá trình cạnh tranh, nhượng quyền thương mại, mua bán sáp nhập... Thậm chí, các đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thẩm định giá vẫn còn lúng túng trong việc xác định giá trị thương hiệu...

{keywords}
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: LAD

Nguyên nhân chính của tình trạng này do các quy định pháp luật tại Việt Nam về vấn đề này chưa đầy đủ theo thông lệ quốc tế, dù tài sản vô hình nói chung hay thương hiệu nói riêng đã được ghi nhận trên các báo cáo tài chính.

Để giải quyết vấn đề cơ bản này gần đây, các cơ quan chức năng đã có một số định hướng, bổ sung các quy định pháp lý, đặc biệt là tiến hành sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP, trong đó chú trọng hơn vào việc xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị lợi thế kinh doanh.

Trên cơ sở đó, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp - Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính phối hợp với Công ty Truyền thông Senmedia tổ chức Hội thảo “Xây dựng, phát triển, định giá và bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp”.

{keywords}

Ông Đặng Quyết Tiến- Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính.

Hội thảo sẽ tập trung vào các nội dung như:

- Bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp;

- Một số vấn đề về phát triển thương hiệu quốc gia gắn với thương hiệu doanh nghiệp;

- Thực trạng về việc xác định giá trị doanh nghiệp nói chung và tài sải vô hình nói riêng khi cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước ở Việt Nam thời gian qua và những quy định mới thời gian tới;

- Kinh nghiệm xây dựng phát triển thương hiệu Vietinbank và một vài vấn đề khi định giá tài sản vô hình nói chung, thương hiệu nói riêng để cổ phần hóa;

- Kinh nghiệm quốc tế trong xác định giá trị thương hiệu doanh nghiệp và một số lưu ý cho DN Việt Nam;

- Áp dụng một số quy chuẩn quốc tế vào xây dựng, phát triển nâng cao giá trị thương hiệu cho DN Việt.

Tôi tin tưởng rằng, với sự quan tâm, đồng lòng và thể hiện quyết tâm cao của tất cả các quý vị là đại diện cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, các cơ quan thẩm định giá và các cơ quan báo chí cùng cộng đồng doanh nghiệp có mặt tại hội thảo này, chúng ta sẽ cùng nhau đưa ra được những biện pháp hữu hiệu để tìm ra nguyên nhân hạn chế định giá giá trị thương hiệu, đồng thời gợi ý một số phương pháp xây dựng, phát triển, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thay mặt Ban tổ chức, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và tham dự của Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hội thẩm định giá, Ngân hàng Vietinbank, Brand Finance, các cơ quan thông tấn báo chí và hơn 150 doanh nghiệp tại Hà Nội và các tỉnh lân cận."

Ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ:

"Xin kính chào tất cả quý vị, những vị khách quý! Tôi xin phép được trình bày một số vấn đề cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ. Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ, những gì cấu thành quyền sở hữu trí tuệ, đóng góp của quyền sở hữu trí tuệ - tài sản vô hình trong tài sản của doanh nghiệp như thế nào?

Những năm gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng, một trong những cuộc tranh chấp lớn nhất - người ta gọi là tranh chấp thế kỉ tỷ đô - là cuộc tranh chấp giữa Apple và Samsung, không chỉ ở thị trường nước Mỹ mà ở các quốc gia khác nhau. Chúng ta cũng thấy các vấn đề của doanh nghiệp Việt liên quan đến nhãn hiệu như là café buôn Ma Thuột, nước mắm Phú quốc... Rồi tranh chấp giữa các DN trong nước với nhau liên quan đến vấn đề trả tiền nhuận bút và quyền tác giả.

{keywords}

Ông Lê Ngọc Lâm - Phó cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ

"Cuộc chiến" giữa Apple và Samsung trên nhiều nước khác nhau tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, liên minh châu Âu, đây là cuộc tranh chấp giữa những bằng sáng chế. Apple cáo buộc Samsung những chiếc smartphone của Samsung đã sử dụng bí quyết công nghệ của Apple và ngược lại Samsung cũng tố cáo Apple sử dụng các giải pháp công nghệ vào các thiết bị mà Apple đưa ra thị trường.

Tại các thị trường các nhau thì phán quyết của tòa án sẽ khác nhau. Tại Mỹ cả Samsung và Apple đều bị cáo buộc xâm phạm các quyền đối với sáng chế của nhau và đều bị xử phạt mức tiền nhất định mặc dù nó thấp hơn rất nhiều so với mức đề xuất ban đầu của nguyên đơn. Ở Nhật Bản và Hàn Quốc có những cáo buộc rất nhỏ và chi phí đền bù cho sự xâm phạm quyền của nhau là không lớn.

Ở trong nước, Vinataba - doanh nghiệp sản xuất thuốc lá lâu đời, là doanh nghiệp của nhà nước sau đó được cổ phần hóa - đã đăng kí nhãn hiệu Vinataba cho thuốc lá trên thị trường và chủ yếu là tiêu thụ trên thị trường trong nước. Khi Vinataba mong muốn xuất khẩu thuốc lá ra nước ngoài thì mới nhận thấy rằng mọi con đường đã bị chặn bởi doanh nghiệp của Indonexia - họ đã đăng kí nhãn hiệu Vinataba tại tất cả các nước Asian, Trung quốc, Nhật bản ….Lúc này Vinataba không thể đưa thuốc lá ra khỏi thị trường Việt Nam.

Café Buôn Ma Thuột cũng gặp tình huống tương tự. Theo bản tin VTV, một doanh nghiệp ở Quảng Đông - Trung Quốc đã đăng kí nhãn hiệu Buôn Ma Thuột và chúng ta không thể xuất khẩu ra ngoài vì ngoài đăng ký ở Trung Quốc họ đã đăng ký ở hàng loạt các nước khác thông qua hệ thống đăng ký quốc tế. Lúc này Hiệp hội café và UBND tỉnh Đắc Lắk mới vào cuộc tìm mọi cách để lấy lại nhãn hiệu café Buôn Ma Thuột. Chúng ta mất rất nhiều chi phí, công sức giấy mực, ngay cả chỉ dẫn địa lý Đắc Lắk cũng bị người ta lấy mất.

Muốn xuất khẩu, chúng ta không thể sử dụng nhãn hiệu café Buôn Ma Thuột hay là Đắc Lắk mà phải sử dụng nhãn hiệu khác, mặc dù trong nước Hiệp hội cà phê, Doanh nghiệp địa phương đã bỏ ra rất nhiều chi phí để xây dựng thương hiệu. Đấy là một nghịch lý.

Café Trung Nguyên cũng gặp tình huống tương tự. Rất nhiều doanh nghiệp của chúng ta như Phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre… cũng đều vấp phải sự đăng ký trước trên thị trường nước ngoài mặc dù đấy là sản phẩm của chúng ta, do chúng ta sản xuất đưa ra nước ngoài.

Như tình huống kẹo dừa Bến Tre, bà Hai Tỏ xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc nhưng đã có doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu này trước. Cũng may bà Hai Tỏ cùng với đối tác của mình đã "chiến đấu" dành lại được nhãn hiệu Bến Tre trên thị trường Trung Quốc, và xuất khẩu được hàng hóa của mình.

Võng xếp Duy Lợi cũng là một tình huống tương tự. Võng xếp Duy Lợi rất được ưa chuộng tại thị trường phía Nam, khi doanh nghiệp này muốn xuất khẩu sang Mỹ và Nhật vấp phải bằng sáng chế giống hệt võng xếp Duy Lợi đã đăng ký và sản xuất tại Việt Nam. Muốn đưa được sản phẩm vào các thị trường này hoặc là Duy Lợi phải trả phí, như ở Nhật Bản là 4USD/ 1 chiếc võng và như thế thì chắc chắn không thể làm ăn được vì ko còn lãi nữa. 

Tại Mỹ, doanh nghiệp Đài Loan đã đăng ký nhãn hiệu này trước và ngăn cản Duy Lợi đưa sản phẩm vào. Cũng may cho Duy Lợi, họ đã đăng ký võng này tại Cục sở hữu trí tuệ nhưng không phải với danh nghĩa là bằng sáng chế, kỹ thuật công nghệ mà là kiểu dáng công nghiệp. Nhờ việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp này lên trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ trước khi hai doanh nghiệp kia đăng ký tại Mỹ và Nhật, Duy Lợi có cơ sở pháp lý vững chắc để xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ, Nhật. Tuy nhiên thời gian và chi phí để dành quyền đưa được sản phẩm vào mất khá nhiều và hơn thế nữa Duy Lợi đã không thể đăng ký đối tượng sở hữu kỹ thuật công nghiệp này tại hai thị trường đó do không được đăng ký kịp thời.

Vậy bản chất của những tranh chấp đấy là gì? Có phải là bản chất thương mại thuần túy không? Đằng sau nó chính là quyền sở hữu trí tuệ. Nếu không có quyền sở hữu trí tuệ thì những tranh chấp vừa rồi là không có, ai sản xuất ai đưa ra thị trường là tùy ý. Có quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ có uy thế, vị thế quyền độc quyền đối với các các đối tượng sở hữu thương hiệu khi được đăng kí tại các quốc gia nhất định. Vậy quyền sở hữu trí tuệ là gì tại sao nó lại có sức mạnh như vậy?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của các tổ chức, cá nhân khi được xác lập, được độc quyền tại một thị trường nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ thường được bảo vệ trên phạm vi lãnh thổ trừ Quyền tác giả (có hiệu lực ở tất cả các thành viên tham gia vào Công ước Berne).

Quyền sở hữu công nghiệp có phạm vi lãnh thổ, tức là chỉ được bảo hộ trong phạm vi quốc gia, hoặc liên quốc gia, ví dụ như cộng đồng Châu Âu, Hiệp hội các quốc gia nói Tiếng Anh, Tiếng Pháp tại Châu Phi, Châu Mỹ…

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm 3 nhóm chính: Quyền tác giả, Quyền sở hữu công nghiệp và Quyền sở hữu giống cây trồng.

Trong các nhóm Quyền đã nói ở trên thì có các đối tượng khác nhau cấu thành nên các loại như vậy. Phân chia các quyền này theo các tiêu chí khác nhau có thể phân chia khác nhau.

Cụ thể hơn, tôi có thể phân chia:

Nhóm quyền sáng chế hoặc giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch bán dẫn, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng. Nhóm này bắt buộc phải nộp đơn đăng ký mới xác lập được quyền đó.

Nhóm quyền tác giả và quyền liên quan. Nhóm này phát sinh một cách tự động, nghĩa là khi tác phẩm ấy được trình diễn thì nó tự động phát sinh quyền cho tác giả hoặc người biểu diễn đó.

Nhóm quyền liên quan tới tên thương mại và bí mật kinh doanh thì không cần đăng ký. Tên thương mại khi được đăng ký và giao dịch hợp pháp thì sẽ phát sinh quyền sở hữu. Trong khi đó, bí mật kinh doanh thì không ai đi đăng ký hay tiết lộ cho đối thủ, nhưng nghĩa vụ bảo mật phải có thì mới cấu thành bí mật kinh doanh. Ví dụ như bí mật công thức pha chế Nước giải khát Coca-Cola từ 100 năm nay luôn được giữ kín bằng nhiều biện pháp mới cấu thành nên bí mật kinh doanh…

Quyền tác giả là quyền liên quan tới các tập tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc… phát sinh một cách tự động khi tác phẩm được định hình dưới bất kỳ một dạng vật chất nào. Nhưng mặt khác, quyền độc quyền của nó chỉ mang tính tương đối mặc dù phạm vi được mở rộng trên nhiều quốc gia tham gia vào Công ước Berne. Bản chất của Quyền tác giả là tạo ra một cách độc lập và không sao chép. Sẽ xảy ra trường hợp có những tác phẩm giống nhau, nếu được chứng minh là không sao chép thì sẽ có Quyền tác giả cho cả 2 tác phẩm đó mà không hề bị coi là xâm phạm.

Quyền liên quan là việc trình diễn chương trình phim ảnh, kịch … cách biểu diễn của nó được bảo hộ dưới dạng Quyền liên quan.

Quyền sở hữu công nghiệp: bao gồm sáng chế giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý.

Sáng chế là giải pháp tăng năng suất, giảm giá thành, nâng cao các tính năng sử dụng của sản phẩm, đây là yếu tố kỹ thuật liên quan tới sản phẩm hoặc quy trình công nghệ, đem tới lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Cần phân biệt giữa sáng chế và phát minh, sáng chế là do con người nghĩ ra , sử dụng các định luật để phát triển thành sản phẩm, trong khi phát minh chỉ là sự phát hiện ra những quy luật vốn có mà chưa tìm được ra.

Kiểu dáng công nghiệp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, không hề đề cập đến yếu tố kỹ thuật của sản phẩm.

Thiết kế bố trí mạch bán dẫn là cách bố trí các lớp vi mạch sao cho cấu hình của nó nhỏ nhất, nhờ nó mà chúng ta được sở hữu những công nghệ hiện đại và rất nhỏ gọn.

Nhãn hiệu thường được các công ty dùng để nhắc tới thương hiệu của mình, giúp người tiêu dùng phân biệt loại hình sản phẩm, dịch vụ là của nhà cung cấp nào.

Chỉ dẫn địa lý là một công cụ rất quan trọng cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nông nghiệp, nông hộ hoặc các HTX địa phương phát triển các sản phẩm truyền thống trên thị trường trong nước và ngoài nước. Hiện nay tại Việt Nam đã bảo hộ cho 49 chỉ dẫn địa lý trong nước và 06 chỉ dẫn địa lý nước ngoài.

Như vậy, giá trị của Quyền sở hữu trí tuệ là một công cụ giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, thường được coi là công cụ pháp lý hữu hiệu bậc nhất giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững. Và nếu doanh nghiệp chúng ta bỏ qua cái đó, chúng ta hãy nhìn lại những ví dụ ban đầu, chúng ta sẽ phải trả giá.

Vậy thì tài sản vô hình đem lại những gì cho doanh nghiệp? Cấu thành nguồn tài sản của doanh nghiệp gồm có các nguồn: nguồn lực về tài chính, tài sản vô hình, tài sản hữu hình… Tài sản hữu hình là những gì chúng ta có thể động chạm đến được ví dụ như nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, vật tư … Còn tài sản vô hình là tất cả những quyền mà chúng ta vừa nói lúc trước, cấu thành quyền sở hữu trí tuệ, là những thứ mà chúng ta không nhìn thấy. Chúng ta nói đến sáng chế, là một giải pháp công nghệ chứ bản chất của sáng chế ko phải là cái máy đấy, mà chính là cái giải pháp tạo ra cái máy đấy.

Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ mà chúng ta nói đến chính là tài sản vô hình. Và để minh chứng cho giá trị của quyền sở hữu trí tuệ hay tài sản vô hình thì chúng tôi trích dẫn một số số liệu của Brand Finane. Top 8 doanh nghiệp lớn nhất thế giới có giá trị thương hiệu, giá trị tài sản của doanh nghiệp lớn nhất, họ phát triển qua các thời kỳ khác nhau, các giá trị này có thể đảo lộn qua các năm, các doanh nghiệp có thể soán chỗ cho nhau.

Năm 2016, Apple đứng thứ nhất. Quá trình phát triển của họ, có thể nhìn thấy từ những năm 2008-2009 đã bắt đầu khởi sắc, khởi sắc rất mạnh, và đến bây giờ thì họ đứng đầu trên thị trường. Một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất giúp cho doanh nghiệp phát triển nhanh và có sức cạnh tranh trên thị trường đấy chính là các sáng chế, những giải pháp công nghệ mà tôi đã nói ở trên. Cụ thể năm 2015, Apple đã nộp đơn đăng ký gần 2000 bằng sáng chế, một con số khổng lồ.

Những giải pháp công nghệ đó sẽ làm cho các doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn bộ mặt sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp cho thị trường. Với điều kiện là những giải pháp công nghệ đó là hữu hiệu, là mang tính đột phá hay là dẫn đầu trên thị trường. Nếu chỉ sở hữu những công nghệ cũ, không còn sức hút hay không còn đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của thị trường thì những thứ đó sẽ không đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Ví dụ một phân tích của Brand Finance, phần bên trái này là tài sản hữu hình. Ở những nước phía trên, tỷ lệ giữ tài sản vô hình và tài sản hữu hình nhỏ hơn rất nhiều. Ở những nước tiên tiến nó chỉ chiếm 25-30%, trong khi đó ở Việt Nam tài sản hữu hình là quá lớn. Điều đó nói lên, một là năng lực sáng tạo hay khả năng sáng tao của chúng ta vẫn còn đang cất giữ. Việt Nam chúng ta vẫn tự hào là một dân tộc thông minh, biết tìm ra những giải pháp khắc phục khó khăn. Thực tế cho thấy chúng ta vẫn còn đang cất giữ, hoặc chúng ta chưa chịu làm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chính các doanh nghiệp. Và đây là vấn đề nếu chúng ta khai thác được thế mạnh của quyền sở hữu trí tuệ thì dư địa còn rất nhiều. Nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát triển.

Chúng ta hãy nhìn cụ thể xem các doanh nghiệp của chúng ta như thế nào. Vinamilk là một doanh nghiệp có thể nói đứng hàng đầu Việt Nam, về giá trị của doanh nghiệp với hơn 7 tỷ đô la. Nhưng kết cấu của tài sản vô hình hay quyền sở hữu trí tuệ nó chỉ chiếm 14% - rất thấp.

Một số doanh nghiệp khác thì cũng không vượt quá con số 30%. Đương nhiên đây là cách tính toán, phân tích của Brand Finance. Cũng ko dám nói đây là một con số chính xác. Bởi lẽ ở Việt Nam, các doanh nghiệp rất thiếu các chỉ số, số liệu chính xác để có thể tính toán một các chính xác. Cho nên con số này cũng chỉ mang tính tương đối.

Nhưng từ con số này chúng ta nhận thấy, đầu tư vào quyền sở hữu trí tuệ của chúng ta chưa cao. Thực tế thông qua lượng đơn đăng ký cũng có thể nhìn thấy. Như đã nói ở trên, sáng chế là một giải pháp công nghệ có thể giúp doanh nghiệp bùng phát. Để mình chứng, trong một thời gian rất dài chúng ta sử dụng các loại điện thoại, như điện thoại cố định, điện thoại dạng nút bấm. Và khi Apple, Samsung và một số hãng khác phát triển công nghệ smart phone thì hiện nay hầu như chúng ta đều dùng smartphone. Đó chính là giải pháp đột phá giúp cho sản phẩm đến được với người tiêu dùng và thống lĩnh thị trường.

Đây là thống kê trong vòng 6 năm gần đây, đến năm 2016. Tổng lượng đơn cấp bằng sáng chế trong nước không vượt quá 700, và tăng rất chậm. Trong khi đó so sánh với nước ngoài, trên 4000 đơn, gần 5000 đơn trong năm vừa qua. Lượng đơn đăng ký sáng chế trong nước kể cả doanh nghiệp và cá nhân chỉ chiếm khoảng 12% . Nếu cộng cả giải pháp hữu ích thì con số này chỉ hơn 15% . Như vậy là chúng ta rất ít các giải pháp công nghệ. Mà nếu ít các giải pháp công nghệ, chúng ta không thể vượt được lên.

Doanh nghiệp hiện nay chỉ muốn có tiền để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nhưng các giải pháp công nghệ mà không đem lại sự thích thú cho người tiêu dùng thì không thể tiêu thụ được. Và cho dù có đầu tư nhiều đến đâu mà không bán được sản phẩm thì sẽ thất bại. Chính vì thế, giải pháp công nghệ rất quan trọng trong khi chúng ta lại bỏ qua.

Các doanh nghiệp của chúng ta thường tập trung vào kiểu dáng công nghiệp, vì chúng ta sản xuất các sản phẩm truyền thống nên chỉ đủ sức thay đổi kiểu dáng của nó. Thực tế lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp xấp xỉ 65-70% tùy từng năm. Chúng ta tập trung vào giải pháp thẩm mỹ để đem lại sự thích thú. Về nguyên tắc muốn bừng phát cần tập trung vào giải pháp công nghệ để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động để giảm giá thành sản phẩm, bán cho người tiêu dùng. Nhưng những giải pháp thẩm mỹ cũng không hề kém. Mà cuộc chiến giữa Samsung và Apple thông qua kiểu dáng công nghiệp có thể nhìn thấy. Với nhãn hiệu thì con số này cao hơn, chiếm đến trên 80% tỉ lệ của người trong nước.

Như vậy trong các công cụ cơ bản của sở hữu trí tuệ nêu trên, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu tập trung vào nhãn hiệu, bởi lẽ nó ít tốn kém nhất, không cần phải suy nghĩ nhiều. Nhưng những giải pháp mang hàm lượng chất xám lớn hơn như giải pháp sáng chế hữu ích thì chúng ta lại rất thấp. Vậy thì các doanh nghiệp của chúng ta sẽ hành xử như thế nào, chúng ta sẽ nên tập trung vào đối tượng nào trong quyền sở hữu trí tuệ để phát triển. Rất khó để khẳng định doanh nghiệp này nên tập trung vào đâu. Bởi vì hơn ai hết, chúng ta phải xem chúng ta là ai, chúng ta có gì, có khả năng gì. Chúng ta hãy xem sáng chế và kiểu dáng công nghiệp khi đi ra thị trường thông thường mà nói luôn luôn cần một nhãn hiệu để gắn vào nó, nhưng khi có một nhãn hiệu thì không cần phải có sáng chế hay thẩm mỹ, bởi vì các sản phẩm đó vốn có, đã có trên thị trường.

Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong một thời gian nhất định, cụ thể: sáng chế thường là 20 năm, giải pháp hữu ích là 10 năm, kiểu dáng công nghiệp là 15 năm kể từ ngày nộp đơn. Khi hết thời hạn bảo hộ thì nó sẽ trở thành tài sản chung của xã hội, bất cứ doanh nghiệp nào đều có quyền sử dụng mà không cần phải xin phép.

Nhãn hiệu thì lại được bảo hộ vô thời hạn, dĩ nhiên thời hạn bảo hộ là 10 năm, nhưng nếu doanh nghiệp vẫn muốn được bảo hộ thì tiếp tục gia hạn 10 năm một cho tới lúc nào doanh nghiệp không cần đến nó nữa.

Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp mất dần giá trị, khi KHCN phát triển, nhu cầu thị hiếu tăng lên thì những cái cũ bị loại bỏ. Ví dụ như những giải pháp cho những nút bấm điện thoại dần mất đi , thay bằng phím cảm ứng, những công nghệ ghi âm bằng từ tính (băng đĩa) còn lại rất ít, thay bằng công nghệ số (USB, công cụ lưu trữ dữ liệu lớn...).

Nhãn hiệu thì ngược lại, khi mới mở công ty chưa được biết đến, qua quá trình cung cấp ra thị trường ngày càng nhiều hơn, truyền thông quảng cáo, người tiêu dùng nhận ra doanh nghiệp này cung cấp sản phẩm tốt, dần dần niềm tin của người tiêu dùng sẽ làm cho giá trị của DN được nâng lên và giá trị thương hiệu tăng dần.

Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp giúp cho DN phát triển rất nhanh trong ngắn hạn. Nhưng trong dài hạn, hết hiệu lực thì lại hết, nếu chúng ra không bổ sung những giải pháp công nghệ mới, thì doanh nghiệp lại bị tụt hậu. Trong khi đó, nhãn hiệu đòi hỏi một sự đầu tư lâu dài, liên tục duy trì, nâng cao chất lượng, tạo sự yêu thích và niềm tin cho người tiêu dùng. Lúc đó giá trị thương hiệu của doanh nghiệp mới được phát triển.

Chính vì thế, chúng tôi cho rằng trong ngắn hạn, doanh nghiệp nên tập trung vào tất cả các đối tượng đó, có tính đến đặc thù của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thuần tuý chỉ làm dịch vụ thôi, đừng lầm tưởng là không cần đến sáng chế, có rất nhiều công nghệ liên quan tới trang thiết bị, chính là giải pháp công nghệ. Nếu chúng ta áp dụng tất cả các đối tượng này trong ngắn hạn và chuyển đổi dần trong dài hạn, thì có thể giúp được cho các doanh nghiệp.

Chúng ta thường nói tới ý tưởng sáng tạo, đổi mới sáng tạo. Muốn đổi mới sáng tạo cần phải có ý tưởng sáng tạo. Làm thể nào để có được? Nó phụ thuộc vào khả năng sáng tạo của chính các doanh nghiệp, đội ngũ các nhà thiết kế. Các ý tưởng đó đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Mặt khác, có thể sử dụng nguồn thông tin sở hữu công nghiệp để tạo ra ý tưởng.

Số lượng đơn xin cấp quyền sở hữu hiện nay ở Việt Nam là khoảng hơn 5.000 sáng chế/năm, nhưng trên thế giới con số này là trên 1 triệu sáng chế xuất hiện. Hầu như các sáng chế không đăng ký ở Việt Nam, nên không có quyền được bảo hộ ở Việt Nam, do đó chúng ta có thể học hỏi và nếu chúng ta tận dụng được thế mạnh của những giải pháp đó, có thể đưa vào hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Đó chính là thế mạnh của thông tin sở hữu công nghiệp.

Khi doanh nghiệp cần một giải pháp công nghệ mà một doanh nghiệp khác đã đăng ký quyền sở hữu, thì có thể trao đổi mua bán giải pháp công nghệ. Và ngược lại, doanh nghiệp có quyền sở hữu trí tuệ với các giải pháp công nghệ có thể bán công nghệ đó cho doanh nghiệp khác và thu lại lợi nhuận. Đó là lợi thế của Quyền sở hữu trí tuệ.

Các nhà sáng tạo của chúng ta có đăng ký quyền sở hữu, nhưng không phải ai cũng biết khai thác được nó biến thành lợi thế của mình. Chúng ta đừng quên rằng Quyền sở hữu trí tuệ là nguồn lực phía sau nhưng nó phải có giá trị. Những giải pháp đưa ra phải mang tính cạnh tranh, đột phá, thay đổi theo hướng tích cực, đặc biệt phải đủ sức cạnh tranh. Lúc đó, quyền sở hữu trí tuệ mới có giá trị, trở thành nguồn lực vô hình đóng góp vào sự phát triển doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp lớn trên thế giới, tài sản vô hình đã đóng góp 70-80%. Cá biệt với doanh nghiệp xếp vào bậc lớn nhất thế giới hiện nay tài sản vô hình đã chiếm tới hơn 90%. Như vậy cho thấy nguồn lực này nếu bỏ qua sẽ lãng phí đến mức nào. Chúng ta chắc chắn sẽ còn nhiều thời gian để trao đổi vấn đề này, còn hiện tại tôi xin dừng bài phát biểu này tại đây. Tôi xin cảm ơn!"

Ông Đỗ Kim Lang - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công thương:

“Xin chào tất cả các quý vị. Tôi xin được trình bày rất nhanh các nội dung liên quan đến công việc của Nhà nước, Chính phủ cùng với doanh nghiệp trong việc xây dựng 1 trong những tài sản rất đáng quý hiện nay. Chúng ta đang ngồi ở đây để tính toán xem phần Nhà nước giúp cho doanh nghiệp từ góc độ là chứng nhận, bảo chứng cho các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp đạt được một số tiêu chuẩn theo hệ thống tiêu chí của Nhà nước đặt ra, tất nhiên là theo những mục đích có định hướng nhất định là bao nhiêu?

Ông Samir Dixit đã có một thời gian chủ động làm việc đó giúp cho chúng tôi bởi chúng tôi không có công cụ làm việc và trên thực tế cũng đã có một số kết quả nhất định. Nó thể hiện là chúng ta đang tạo ra những giá trị từ những hoạt động này. Và trên thế giới, trong khu vực các nước cũng đang làm. Cuối cùng mục đích của nó là gì? Đó là tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn khi một doanh nghiệp hay một quốc gia mong muốn đạt được một giá trị trong cuộc cạnh tranh toàn cầu với bối cảnh hội nhập hiện nay.

Các hoạt động của chúng ta hiện nay đã bắt đầu khởi động từ những năm 2003. Và đây là việc mà ngay từ lúc chập chững hội nhập chúng ta đã hình dung ra việc phải làm chắc chắn là xây dựng hình ảnh quốc gia. Và hình ảnh đó phải gắn vào một cái gì đó rất cụ thể: một cộng đồng, một khối doanh nghiệp hay là một cái gì đó thực tế có thể nhìn thấy được. Các nước trên thế giới cũng vậy, xây dựng những hình tượng có tính hấp dẫn mà điển hình là trong du lịch. Việt Nam thì sao? Chúng ta cũng đang làm rất nhiều việc liên quan đến du lịch. Về mặt hàng hóa dịch vụ thì chúng ta làm những gì?

{keywords}

Ông Đỗ Kim Lang - Phó cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công thương

Trước khi đi vào vấn đề của Việt Nam, tôi xin được lấy ví dụ ở 1 vài nước trong khu vực và quốc tế về vấn đề xuất khẩu, thu hút đầu tư. Trên màn hình chúng ta thấy những logo, brand... mà quốc gia muốn định hình trong tâm trí của cộng đồng quốc tế: của Úc là hình ảnh kangaroo, đại diện cho Đài Loan là một logo rất đơn giản biểu tượng cho một chương trình của họ (Taiwan Exellence), của Peru - rất đơn giản là một chữ P cách điệu hóa...

Còn đối với Việt Nam, trong gần 15 năm qua chúng ta đã trải qua rất nhiều sự thay đổi cũng như điều chỉnh bổ sung. Từ những năm 2003 đến 2010 là giai đoạn khởi sự - gần như là thí điểm nên chúng ta làm rất nhiều việc và rất ôm đồm. Nhìn vào đề án ban đầu trình lên Thủ tướng Chính phủ thì thực sự tôi không hình dung liệu chúng ta có thể làm được hết hay không một danh sách rất dài những mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Trên thực tế sau khi kết thúc 7 năm thử nghiệm này, chúng ta đã làm được khoảng 3 nhiệm vụ. Còn lại vẫn là nằm trên lý thuyết.

Một điều rất may mắn là sau từng đấy năm làm việc dựa trên cơ sở là đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định và chuyển giao lại cho bộ Công thương, chủ tịch hội đồng thương hiệu quốc gia trực tiếp chủ trì triển khai thì đến tháng 6/2017 công việc này đã được đưa vào luật. Tất nhiên nó không nêu hẳn là Chương trình Thương hiệu quốc gia trong bộ luật nhưng nó đã được luật hóa và được đảm bảo thực thi bằng luật, ở phạm vi và mức độ cao hơn. Và cũng rất hy vọng là sẽ được đảm bảo bằng mọi nguồn tài lực tốt đẹp hơn xưa. Đến nay Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành những văn bản pháp quy để thực hiện chương trình này. Như vậy các mức độ thực hiện đã cao hơn rất nhiều.

Trong khuôn khổ buổi hội thảo hôm nay - về giá trị của tài sản vô hình trong đó có vấn đề thương hiệu thì phải khẳng định ngay thương hiệu là một công cụ để làm gia tăng năng lực cạnh tranh và bản chất nó mang lại giá trị vô hình lớn hơn những gì ta có thể nhìn thấy như là bằng sáng chế hay là tài sản doanh nghiệp định giá trên tài sản vật chất cụ thể như anh Lê Ngọc Lâm vừa nói.

Tôi rất đồng tình với nhận định của anh Lâm đó là thương hiệu là cái tổng hợp tất cả những gì doanh nghiệp có. Đó không phải là chuyện chúng ta quảng cáo, làm các chương trình marketing... mà nó có thể bắt nguồn từ những việc rất đơn giản, ví dụ sự tiếp đón niềm nở của một người nhân viên tư vấn...

Trên thực tế để có được một thương hiệu ta phải bỏ ra một khoản tiền. Khoản tiền này gọi là phí tổn chứ không phải một khoản đầu tư. Vì nó rất trừu tượng và khó định giá nên chúng tôi chỉ có thể quy về khuôn khổ hội thảo hôm nay là cạnh tranh. Làm sao để tăng năng lực cạnh tranh của cả doanh nghiệp và quốc gia thông qua tất cả những gì chúng ta đã bỏ ra cho việc xây dựng thương hiệu này.

Quay lại thời gian trước, nói đến thương hiệu chúng ta nghĩ đến PR, quảng cáo, truyền thông cho hình ảnh quốc gia thông qua sản phẩm, coi hàng hóa là dịch vụ - tất cả rất chung chung và thường thiên về xúc tiến thương mại với các hoạt động như Roadshow, truyền hình,... Nhưng nếu chỉ như vậy thì không bao giờ đủ.

Vấn đề cuối cùng liên quan đến chương trình này đó là vấn đề giá trị. Trong hệ thống tiêu chí về năng lực cạnh tranh quốc tế mà diễn đàn kinh tế thế giới đang sử dụng thì ý cuối cùng bao gồm 2 yếu tố: sáng tạo và năng lực tiên phong. Và giá trị thứ 3 là về chất lượng thì đương nhiên, bất cứ hàng hóa hay dịch vụ đều phải có chất lượng - đó là cái lõi cơ bản của tất cả các loại thương hiệu chúng ta đưa ra, là cảm nhận của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Suy cho cùng, quan điểm của chúng tôi rất muốn chương trình thương hiệu quốc gia đi theo hướng này, và tập trung hơn vào xây dựng năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp.

Tôi cũng xin được nhấn mạnh, chương trình Thương hiệu quốc gia bản chất là xúc tiến thương mại, nhưng vẫn có tính chất xây dựng năng lực cạnh tranh. Đây cũng chính là định hướng chúng tôi đang trình lãnh đạo Bộ để có điều chỉnh bổ sung cho chương trình trong giai đoạn mới. Nhận một cái cúp chất lượng hay tôn vinh chỉ là việc bắt đầu khi mà Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một chứng nhận, và doanh nghiệp tiếp tục cùng đồng hành với Nhà nước thực hiện tốt 3 giá trị chúng ta đang hướng tới ở đây. Trong tương lại, 3 giá trị này còn phù hợp nữa hay không thì chúng ta còn phải bàn tiếp.

Hiện tại chúng tôi đang hướng tới chú trọng công việc tuyên truyền. Và trước khi tuyên truyền thì đã thu hẹp, lựa chọn ra các doanh nghiệp đại diện cho Nhà nước để tuyên truyền cho hiệu quả. Sau khi lựa chọn thì có 88 doanh nghiệp bao gồm tất cả các ngành nghề lĩnh vực, từ to đến nhỏ, dịch vụ cho đến hàng hóa, cộng nghệ cao,...

Về định hướng từ nay đến 2020, sẽ điều chỉnh để cho phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các hoạt động như là chất lượng doanh nghiệp quốc gia hay như chương trình dán nhãn của bộ tài nguyên môi trường,... Đây là các hoạt động thường xuyên.

Thứ hai nữa là hoạt động đào tạo tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp, tập trung phát triển cho các ngành hàng nổi cộm là ngành xuất khẩu không có nhiều nguồn lực và thiếu luôn cả thương hiệu ngành hàng mũi nhọn.

Chúng tôi thấy rằng muốn xây dựng Thương hiệu quốc gia gắn liền với doanh nghiệp thì không gì tốt hơn dựa trên một nhóm hoặc một cộng đồng doanh nghiệp thay vì một vài thương hiệu sản phẩm. Vì với một doanh nghiệp, khi doanh nghiệp đến một tầm nào đó mà biến mất cùng với thương hiệu thì doanh nghiệp thiệt hại mà nhà nước cũng không tránh được thua lỗ về mặt giá trị. Theo hướng này thì ngoài xây dựng thương hiệu sản phẩm chúng ta còn được thêm một lợi ích nữa đó là thương hiệu của cả một ngành. Cùng với thương hiệu quốc gia tạo thành thế 3 chân vững chắc.

Vấn đề này hoàn toàn mới, rất nhiều quốc gia đã làm. Ví dụ chương trình hạt gạo quốc gia Việt Nam do Bộ Nông nghiệp đứng ra chủ trì hiện đang khá mạnh, thì Ấn Độ hay Thái Lan cũng làm về gạo rất tốt. Ngoài ra các ngành khác hầu như là tự phát và chưa có thương hiệu. Nhưng khi chúng ta có nhận thức đầy đủ hơn trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia dành cho ngành hàng thì sẽ khác, chắc chắn sẽ tránh được chuyện được mùa mất giá khiến cho bộ Công thương phải chạy theo rất vất vả. Và những câu hỏi lớn đặt ra là làm như thế nào, đường hướng cụ thể ra sao... thì cũng đã có rất nhiều góp ý chúng tôi nhân được từ chuyên gia nước ngoài và chúng tôi cũng tự nhận thức được ít nhiều.

Còn môt điều cần thay đổi. Đó là chữ Vietnam Value là biểu trưng cho quốc gia của chúng ta và đằng sau là biểu tượng của 3 giá trị mà tôi đã nói. Chữ “Value” này chúng ta thì hiểu là giá trị, thế nhưng trong mắt quốc tế thì vô tình lại bị hiểu thành “giá rẻ”. Và liệu có nên tập trung 3 biểu tượng phía sau lại hay không thay vì phân chia rạch ròi ra như hiện tại? Đây là cái mà chúng tôi đang băn khoăn và rất muốn kiến nghị rằng liệu có nên thay đổi hay không?

Vấn đề tiếp theo là chúng ta đang có 1 hệ thống tiêu chí khá dày đặc nhưng cũng thiếu sót, khiến cho không biết là định giá sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) và doanh nghiệp 1 cách rõ ràng. Hiện tại chỉ có sản phẩm, dịch vụ đạt thương hiệu quốc gia chứ chưa có tiêu chí cho doanh nghiệp mang thương hiệu quốc gia. Trong khi trên thực tế DN khi có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia cũng rất muốn mang thương hiệu của chính DN ra để quảng bá và cạnh tranh. Vô hình chung họ đã có giá trị về thương hiệu doanh nghiệp rồi. Như vậy bản chất khi công nhận cho một sản phẩm có thương hiệu quốc gia thì đồng thời thương hiệu DN đó cũng có giá trị.

Vậy vấn đề đặt ra là, cần đặt ra hệ thống tiêu chí xét về hàng hóa dịch vụ hay xét về DN? Tiếp nữa là hiện nay rất nhiều DN đăng ký xét duyệt thương hiệu quốc gia dưới hình thức là DN tập đoàn đa chức năng. Họ đăng ký cho 1 lĩnh vực nào đó thì đồng thời được cộng hưởng từ lĩnh vực đó cho toàn bộ tập đoàn. Điều này có thể phản ánh chính xác hay không là không thể khẳng định được. Như vậy, xây dựng lại tiêu chí là một việc rất cấp thiết có lẽ phải hoàn thiện ngay trong năm nay để đánh giá được tốt nhất.

Một vấn đề nữa là lợi thế cạnh tranh. Xét về mặt quốc gia hay DN đều là tài sản vô hình. Với quốc gia đó là các thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, ngành hàng xuất khẩu... Ví dụ ngành gạo của Việt Nam đang có lợi thế rất lớn, vậy hãy biến nó thành lợi thế cạnh tranh lớn hơn ở cấp quốc gia thì cần có chiến lược như thế nào? Vấn đề này lại khá trùng khớp với vấn đề xây dựng chiến lược thương hiệu ngành đã nói ở trên.

Tiếp theo là vấn đề phí tổn. Làm thương hiệu dù quốc gia hay DN đều cần 1 khoản chi phí, nhưng chi phí cụ thể là bao nhiêu và dùng như thế nào hoàn toàn cũng là 1 vấn đề phải suy nghĩ rất nhiều.

Trên đây là những vấn đề mà chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay đang cần giải quyết. Rất mong Brand Finance sẽ giúp chúng tôi làm sao tăng hạng nhanh và chi phí vừa phải, sử dụng tất cả các nguồn hiện có trong và ngoài nước một cách tối ưu. Và cũng mong nhận được sự chia sẻ từ các quý vị ngày hôm nay. Xin cảm ơn!"

Ông Samir Dixit - Giám đốc Điều hành Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương:

“Cảm ơn quý vị đã đến dự buổi hôm nay! Các bạn vẫn biết thương hiệu là đề tài hết sức nóng không chỉ ở Việt Nam mà còn đang nóng ở tất cả các nước trên thế giới. Ông Đặng Quyết Tiến, ông Lê Ngọc Lâm và ông Đỗ Kim Lang cũng đã nói rất nhiều khía cạnh về vấn đề này. Còn tôi, với kinh nghiệm mà chúng tôi làm việc với các thi trường khác, tôi xin được đưa thêm các ý kiến từ góc độ tư vấn để quý vị hiểu thêm vấn đề...

Ông Tiến có nhắc đến thương hiệu Vietel là thương hiệu không những nổi tiếng trong nước mà còn nổi tiếng trên thế giới, đứng ở vị trí thứ 48 trong Top 50 công ty viễn thông hàng đầu thế giới.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, các thương hiệu của Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng, thậm chí quốc gia của các bạn được coi là một thương hiệu. Trong bảng đánh giá Top các thương hiệu quốc gia trên thế giới, thì Việt Nam đang đứng thứ 48, tổng giá trị là 141 tỷ USD.

Ở đây tôi muốn nói tới giá trị thương hiệu, đặc biệt với một số DN gặp khó khăn trong một thời gian dài, nhưng giá trị thương hiệu của DN đó luôn là một con số dương nhất định. Nói vui rằng tất cả các tài sản của công ty đều khấu hao, trừ thương hiệu không bao giờ khấu hao, vẫn luôn tồn tại mãi mãi. Ví dụ như: ai đó bỏ tiền ra mua công ty bị phá sản hoàn toàn, không có giá trị về kinh doanh nhưng họ vẫn phải trả tiền cho tên của công ty đó.

Đó là lý do mà việc quản lý thương hiệu trở nên cực kỳ quan trọng cho bất kỳ ai đang sở hữu một thương hiệu nào đó. Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ về việc làm thế nào để tăng giá trị thương hiệu?

Các diễn giả đã nói về việc tạo ra thương hiệu, quyền sở hữu độc quyền để bảo vệ thương hiệu đó, tôi sẽ nói về bước tiếp theo, đó là: Nuôi dưỡng và phát triển thương hiệu như thế nào?

Ông Lâm đã nói một số vẫn đề về các giá trị vô hình của các công ty trên thế giới, chúng tôi mới hoàn thành báo cáo đó. Hãy nhớ rằng 47% giá trị của các công ty trên thế giới là tài sản vô hình, tức là chúng hoàn toàn không nằm trong bảng tổng kết tài sản.

Đối với các công ty chưa lên sàn chứng khoán, tổng giá trị tài sản không có con số giá trị vốn hoá trên thị trường, thì các công ty đó chỉ viết trên bảng những giá trị hữu hình thôi. Như vậy, cứ cộng trung bình thêm 25% nữa thì đấy mới là tài sản công ty chính thức mà các bạn đang có.

Tính về hiệu quả đầu tư (chỉ số ROI), qua nghiên cứu cho thấy rằng đầu tư vào giá trị vô hình là thương hiệu mang lại lợi ích và lợi nhuận, chỉ số ROI cao hơn nhiều so với việc đầu tư vào tài sản hữu hình.

Có rất nhiều cách tiếp cận trong quản trị thương hiêu, có thể dùng phương pháp định tính. Nhưng có một cách quan trọng hơn, đó là phương pháp tiếp cận kinh tế. Và giờ chúng ta sẽ liên tục nhắc đến giá trị thương hiệu. Chúng ta thấy rằng nền kinh tế đang rất mở cửa, các quỹ đầu tư nước ngoài đang đổ bộ vào Việt Nam, săn lùng các công ty để mua lại. Nếu chúng ta không quản lý hay định giá tốt giá trị thương hiệu của chúng ta thì có thể sẽ bị dính vào các thương vụ bị thiệt thòi, bán dưới giá trị. Chúng ta xây dựng thương hiệu nên nhìn vào cả hai phương pháp định tính lẫn kinh tế.

{keywords}

Ông Samir Dixit - Giám đốc Điều hành Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương

Có rất nhiều cách để làm, mỗi cách đều có ưu thế nhất định. Điểm lưu ý ở đây là bất kỳ phương pháp nào cũng nên được bao gồm tổng thể các yếu tố liên quan tới quản trị thương hiệu, chứ không nên chỉ tập trung vào một vài yếu tố chính nào đó. Các yếu tố đó có thể là yếu tố bên trong hoặc bên ngoài, yếu tố rủi ro nếu chúng ta không quản trị thương hiệu đầy đủ. Chúng ta biết gì về đối thủ quan trọng hơn là không biết gì về đối thủ.

Và cuối cùng là định giá thương hiệu là bao nhiêu?

Và ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh hai chỉ số rất quan trọng, đó là chỉ số sức mạnh thương hiệu ESI, và chỉ số sức mạnh quản trị JSI. Đa số mọi người thường chỉ chú ý đến chỉ số ESI. Nhưng theo chúng tôi, người đã làm việc ở tất cả các khu vực ở Châu Á Thái Bình Dương thì chúng tôi rất coi trọng chỉ số JSI. Bản thân trong công ty chúng ta cần xây dựng một hệ thống tốt đến mức nào để quản trị thương hiệu chúng ta đang có.

Tôi đi sâu một chút về JSI - chỉ số sức mạnh quản trị, như tôi đã nói, chỉ số này quyết định 10-15% tổng giá trị thương hiệu doanh nghiệp đang có. Đây là một con số rất lớn. Ví dụ, Viettel có giá trị thương hiệu gần 2 tỷ đô la. 15% của con số đó là khoảng 300 triệu đô la, phụ thuộc vào việc Viettel tổ chức, quản lý thương hiệu tốt đến mức độ nào.

Và nếu chúng ta không quản trị tốt thì chúng ta gặp rất nhiều loại rủi ro khác nhau liên quan đến thương hiệu như rủi ro về sản phẩm , thị trường, pháp lý… Nếu chúng ta không quản lý tốt sẽ mất đi phần tài sản rất lớn.

Chỉ số thứ 2 là chỉ số sức mạnh thương hiệu ESI, tôi xin nhấn mạnh đây là một chỉ số cực kỳ quan trọng vì nó là một chỉ số tổng hợp tất cả các yếu tố. Và khi tổng hợp, nó cho phép các thương hiệu được so sánh mức độ cạnh tranh lẫn nhau và ko chỉ những đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà có thể so sánh cả các đối thủ khác ngành nghề. Ví dụ như Viettel so sánh với Vietnam Airlines, Vinamilk..

Và cuối cùng là giá trị thương hiệu, tôi muốn nhấn mạnh rất nhiều trường hợpgiá trị thương hiệu này không tăng do chúng ta tăng các khoản đầu tư truyền thông, quảng cáo. Thương hiệu được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố. Trong khung chỉ số mà Brand Finance sử dụng, chúng tôi đưa vào tính toán và sử dụng rất nhiều yếu tố, từ yếu tố nhỏ nhất là quản trị nhân lực, marketing thị trường để làm ra các bộ chỉ số ESI và JSI.

Ở đây doanh nghiệp làm thương hiệu thì có biết giá trị thương hiệu của các bạn là bao nhiêu không? Đây là thách thức không chỉ ở Việt Nam mà ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng vậy. Nhiều người lầm tưởng chỉ cần có tagline là định vị được thương hiệu, đó là quan điểm sai lầm. Liên quan tới định vị thương hiệu, tagline chỉ là một cách thể hiện ra ngoài của một thương hiệu mà thôi.

Nói về phân khúc thị trường, tôi không rõ mọi người ở đây có nắm được về phân khúc thị trường của mình hay không. Các bạn cần phải nắm được nhóm đối tượng khách hàng nào sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với nhóm đối tượng khác.

Rất nhiều công ty làm nghiên cứu thị trường nhưng lại chi rất ít cho nghiên cứu thương hiệu. Và đó chính là một phần của quản trị thương hiệu nội bộ. Có những công ty thì lại không đủ khả năng để phát triển thương hiệu của mình. Theo thói quen khi có sản phẩm mới thì sẽ đưa ra một thương hiệu mới, và cả 2 đều không tốt. Khách hàng khi đã nhận diện một thương hiệu tốt thì dễ dàng chấp nhận thương hiệu đó gắn liền với nhiều sản phẩm. Đó là cách các công ty thường dùng.

Trừ trường hợp, ví dụ như Toyota, khi họ muốn nhắm đến một đối tượng khách hàng khác, một nhóm đối tượng mục tiêu khác hẳn, thì khi đó họ ko dùng thương hiệu Toyota mà có thể là Lexus.

Một đặc điểm nữa đó là các hoạt động về cộng đồng, trên thực tế đóng góp rất nhiều, mang lại giá trị rất lớn vì hình ảnh của thương hiệu trong mắt cộng đồng tăng lên rất nhiều. Nhưng mà rất nhiều công ty lại bỏ qua, không chú trọng.

Khi chúng ta quản trị không tốt thì khi đưa sản phẩm ra thị trường chúng ta sẽ rất vất vả.

Vậy chúng ta sẽ phát triển như thế nào khi mà chúng ta nắm giữ rất nhiều giá trị quan trọng mà các nước khác không có.

Chương trình Việt Nam Value là một sự nỗ lực của Chính phủ VN nhằm giúp các thương hiệu VN có thể dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Và đây chính là một tài sản rất là quý.

Chúng tôi cũng chứng kiến sự nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc hỗ trợ các thương hiệu của quốc gia này. Cách đây vài năm, trong top các thương hiệu của thế giới ít có thương hiệu của Trung Quốc. Nhưng gần đây, trong ngành nào cũng bắt đầu có các thương hiệu của Trung Quốc.

Và các chương trình thương hiệu quốc gia đã chủ động nhắm đến, hướng dẫn các thương hiệu phát triển các giá trị cần thiết cho việc hướng ra thị trường thế giới. Đó là chất lượng, đổi mới, sáng tạo và khả năng lãnh đạo.

Ví dụ một doanh nghiệp nước ngoài của Malaysia hay Singapore khi họ vào thị trường Việt Nam thì liệu các thương hiệu của chúng ta có quay ngược lại cạnh tranh được với họ ở các thị trường của họ hay không? Và nếu câu trả lời là không thì chúng ta cũng cần xem lại, nhìn nhận lại cách làm của chúng ta.

Và tôi cũng chia sẻ với các bạn một số sự tăng trưởng rất ấn tượng của các thương hiệu của Việt Nam khi tham gia vào chương trình thương hiệu quốc gia. Ví dụ Petrovietnam tăng trưởng từ 2015-2016 là 75 triệu đô la. Các thương hiệu như này có các lợi ích như có tính cạnh tranh hơn, sáng tạo hơn.

Khi chúng tôi công bố danh sách 50 thương hiệu lớn nhất Việt Nam thì 17 trong số đó thuộc chương trình Thương hiệu quốc gia, và đa số các thương hiệu đều tăng giá trị, giữ vững vị trí trong top 50.

Tôi cũng chia sẻ một số case study. Nhiều công ty khi mua lại đã thay đổi tên, thương hiệu. Và tôi sẽ phân tích việc thay đổi đó mang lại những kết quả thế nào.

Có ai biết thương hiệu nào đến từ Cata? Khi họ đến với chúng tôi họ sở hữu 9 thương hiệu ở 9 quốc gia khác nhau. Và câu hỏi họ đặt ra là chúng tôi có 9 thương hiệu của 9 quốc gia mà chẳng ai biết 9 thương hiệu đó cùng một công ty duy nhất, nếu họ đổi thành 1 thương hiệu duy nhất thôi thì điều gì sẽ xảy ra? Giá trị có giảm đi hay không, khách hàng có từ chối hay không? Thị phần có mất đi hay không hay có lợi gì? Và đây là một câu hỏi rất quan trọng khi muốn xâm nhập thị trường. Chúng ta hãy xem việc đổi tên hay giữ tên có ảnh hưởng như thế nào đến công việc kinh doanh.

Chúng tôi đã tinh toán và thấy rằng, khi đổi tên thì ở tất cả các thị trường đều có hứa hẹn tăng trưởng, số lượng thuê bao sẽ tăng lên, tỷ lệ trung thành của khách hàng cũng sẽ cao hơn. Và việc tăng thị phần cũng làm cho lợi nhuận của công ty tăng trưởng.

Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và đặt ra câu hỏi: Qatar liệu có phải là cái tên tốt để chúng ta đổi hay không? Câu trả lời là Không. Bởi vì Qatar không phải là quốc gia nổi tiếng gì về viễn thông cả. Không dễ gì để thuyết phục Hoàng gia Qatar từ bỏ cái tên Qatar Telecom đã gắn liền với quốc gia của họ, chúng tôi đã thuyết phục họ rằng nếu đổi tên thì sẽ tăng được vài tỷ USD và đã được chấp nhận. Bây giờ, hãng viễn thông đó được đổi tên là Ooredoo và đã xuất hiện trên hơn 10 quốc gia.

Nếu chúng ta bỏ nhãn Iphone ra khỏi chiếc điện thoại thì chúng ta trả bao nhiêu cho chiếc điện thoại đó? Tương tự với Samsung? Chắc chỉ mấy trăm USD thôi nhỉ?

Tác dụng lớn nhất của giá trị thương hiệu là làm cho khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền để có được sản phẩm có gắn tên thương hiệu đó. Nếu chúng ta bán hàng dựa trên khuyến mại, giảm giá thì sẽ không bao giờ xây dựng được một thương hiệu mạnh. Giá trị thương hiệu đó liên quan tới việc khách hàng chủ động tìm kiếm hàng hoá và trung thành hơn với DN.

Để lấy ví dụ, tôi sẽ chia ra các trường hợp : Khi có thương hiệu rồi, chúng ta không làm gì cả hoặc chúng ra có những hành động để tăng trưởng thì điều gì sẽ xảy ra?

Nếu chúng ta nói là tôi không làm gì cả mà vẫn tăng trưởng 10%/ năm, trên thực tế là DN đó bị giảm giá trị. Nếu chúng ta để quên phần gia tăng giá trị thì đã chính là sự lãng phí. Tăng cường lòng trung thành hay bất kỳ yếu tố nào liên quan tới sự trung thành của thương hiệu đều có tác động tích cực đến giá trị của DN. Nếu một thương hiệu được xem xét nhiều hơn thì giá trị đem lại cho công ty sẽ lớn hơn. Tôi xin nhắc lại là rất nhiều DN đo lường hiệu quả của thương hiệu bằng chỉ số nhận biết Awareness, ở góc độ của chúng tôi thì chỉ số này rất nhỏ cho đóng góp giá trị của thương hiệu. Thực ra mà nói, đó là tiền đề đầu tiên nếu khách hàng không biết về chúng ta thì đương nhiên thương hiệu không là gì cả.

Mọi quyết định marketing đều dựa trên việc nó mang lại lợi ích gì cho thương hiệu, có những quyết định không đem lại lợi ích gì, có những quyết định đem lại lợi ích tốt hoặc ảnh hưởng xấu đến giá trị thương hiệu, cần phải được xem xét rất kỹ.

Trong ví dụ cụ thể này, chúng tôi muốn xem xét trường hợp một công ty muốn tài trợ cho một sự kiện nào đó, chúng tôi phân tích hoạt động tài trợ đó giúp ích gì cho sự phát triển giá trị thương hiệu của công ty. Chúng tôi xem xét sau sự kiện tài trợ đó, khách hàng nghĩ về chúng ta nhiều hơn hay ít hơn hay họ không quan tâm gì cả."

Ông Đặng Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính:

"Liên quan đến vấn đề xác định thương hiệu, tôi xin trình bày ngắn gọn:

Vấn đề đặt ra, hiện nay cơ sở pháp lý của chúng ta trong việc định giá, vẫn đang có các cách tính khác nhau:

Thứ nhất, trong Luật Doanh nghiệp có Luật Doanh nghiệp 2014, cũng như Luật Doanh nghiệp trước đây 2005, quy định doanh nghiệp được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ cũng giống như đại diện cục sở hữu trí tuệ nêu đầy đủ, bao gồm tên thương mại nhãn hiệu, bí quyết giống cây trồng, vấn đề quyền tác giả. Tuy nhiên, vấn đề xác định giá trị của các quyền sở hữu trí tuệ như thế nào, đưa ra giá trị góp vốn ra sao, Nghị định 02, quy định Luật Doanh nghiệp 2005 đều giao Bộ Tài chính hướng dẫn.

Từ 2005 đến 2014 chúng tôi đã trao đổi với Bộ Khoa học và Công nghệ, về luật Sở hữu trí tuệ cùng các nhà nghiên cứu, thú thực vấn đề này xác định rất khó, trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp góp vốn theo hướng này, vậy xác định như thế nào?

Trong luật sở hữu trí tuệ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tên thương mại hay nhãn hiệu, gắn liền với chủ sở hữu và đăng ký đó. Nếu chủ sở hữu đó thành lập doanh nghiệp, coi như doanh nghiệp đó bỏ vốn ra, nhưng một doanh nghiệp có gắn sản phẩm đem đi góp, phát hiện tên thương mại gắn liền pháp nhân đó, nếu pháp nhân đó đem đi góp vốn từ bỏ quyền chủ sở hữu thành nhận cổ phiếu góp, vô hình chung tên đó được tồn tại hay không đó là điều rất khó. Nếu nhãn hiệu thì được, nhãn hiệu có thể mang đi được - trên thực tế ở một số doanh nghiệp xây dựng. Vừa qua nhà nước có cho góp tên các doanh nghiệp thành viên áp dụng theo hướng này.

Góp vốn thành lập doanh nghiệp thông qua hợp đồng ký kết góp vốn, hợp đồng này sau khi kiểm tra giống như cho thuê ký tên có thời hạn, khi hết thời gian hợp đồng hết hiệu lực, trả tên về cho ông chủ góp, giá trị thu hồi khi ký hợp đồng thu tiền cho mượn tên, tựu chung lại vẫn là hợp đồng kinh tế dân sự.

Trường hợp 2: Chúng tôi cấp giấy phép cho một liên doanh Hàn Quốc với công ty Fafilm của Việt Nam trước đây - khi chưa có Luật Sở hữu trí tuệ, Việt Nam ấn định tên đó mấy triệu USD để góp vào, sau này mới điều chỉnh tăng giảm vốn, nẩy sinh vấn đề là giá trị đó tăng lên bao nhiêu. Ví dụ: trước là 2 triệu, sau khi mua tăng lên 3 triệu thì cơ sở nào để đánh giá?

Lúc đó chúng tôi cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bàn tính, quan trọng phải có cơ sở pháp lý nào khẳng định tên Fafilm của Việt Nam bảo hộ, rất may tên Fafilm đã được đăng ký ở Cục Sở hữu trí tuệ. Từ khi đăng ký xong rồi đàm phán ký hợp đồng giá trị bao nhiêu để thuê tên này, lúc đó mới điều chỉnh lại. Điều này gắn liền công ty với Việt Nam. Thực tế phía nước ngoài cũng yêu cầu như thế, nghĩa là tôi mượn tên để chiếu phim, mỗi lần chiếu phim tăng ở mức nhất định sẽ trả thêm 300 nghìn USD/ tháng. Giá trị được trả so với tỷ lệ nhất định đủ tiền giá trị thuê hợp đồng góp vốn, danh nghĩa giá trị hợp đồng là 5 triệu USD, phía Việt Nam thu dần đến khi hết thời gian thu đủ số tiền này, cộng giá trị tăng thêm cho doanh thu điều chỉnh lại giá trị hợp đồng. Như vậy việc định giá không phải mang định giá như chúng ta nói định giá tài sản. Chúng tôi mạn phép đưa ra giữ nguyên quyền của nhà đầu tư được góp các quyền sở hữu trí tuệ, việc giao cho ai định giá chúng ta không làm nữa và bỏ trong luật, đấy là vấn đề tự thỏa thuận theo Luật Dân sự, đưa vào Luật Dân sự điều chỉnh.

Trong quá trình cổ phần hóa có nhiều vướng mắc với tên thương hiệu và có nhiều doanh nghiệp tập đoàn lớn xây dựng thương hiệu bỏ tiền ra định vị lại thương hiệu.

Ví dụ như tập đoàn Petrolimex xây dựng thương hiệu, rất nhiều công ty xây dựng thương hiệu trước khi chuyển đổi sang công ty cổ phần, thương hiệu này tính như thế nào? Đây là vấn đề rất khó, mặc dù trong Nghị định 59 có giá trị lợi thế, có giá trị thương hiệu, lợi thế tiềm năng tính theo công thức tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có rất nhiều phát sinh, tỷ suất lợi nhuận thấp, dẫn đến không phát sinh ra giá trị tiềm năng này. Trên thực tế giá trị này vẫn có, theo định nghĩa tập hợp các khoản chi phí, trong Nghị định 59 có nội dung giá trị tiềm năng bao gồm giá trị thương hiệu tập hợp các khoản chi từ trước đến nay, nhưng doanh nghiệp nào xây dựng có tập hợp chi phí, những doanh nghiệp nào không xây dựng tự dưng có trong có quá trình lịch sử?

Ví dụ Lilama lắp máy Việt Nam tên là của liên hiệp lắp máy Việt Nam. Sau này Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Lilama đi cùng lịch sử khi hoạt động tốt, giá trị tăng trở thành tên tuổi lớn ngành cơ khí Việt Nam.

Vấn đề cuối cùng chúng tôi nghĩ là:

Tất cả tên thương hiệu phải được pháp luật bảo hộ tên thương mại hay nhãn hiệu đó phải được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ có rồi việc đem làm gì, đem góp vốn tùy từng hoạt động, chúng ta sẽ xử lý theo hướng của pháp luật dân sự.

Vấn đề định giá giá trị thương hiệu nhà nước không quy định hay để cho thị trường quy định, nhà nước đưa ra một phép tính để thị trường thẩm định giá về tài sản. Trong vấn đề thẩm định giá về thương hiệu, quy định về giá trị thương hiệu trên thế giới đã làm, vừa qua chuyên gia nêu hẳn quy trình, tiêu chí riêng về quản trị để làm. Ta phải học tập thế giới - tên thương hiệu thì cũng phải tính toán, tên thương hiệu thể hiện rõ theo Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm tất cả quyền sở hữu trí tuệ tên thương mại, nhãn hiệu các quyền tác giả… đảm bảo cơ sở pháp lý, bảo hộ cho doanh nghiệp.

Vì cổ phần hóa không phải bán hết doanh nghiệp, định giá để tên doanh nghiệp vẫn còn sau cổ phần hóa, chúng tôi đưa ra nguyên tắc và phương pháp doanh nghiệp trao lại cho công ty tư vấn căn cứ tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, các thông lệ quốc tế về thẩm định giá tài sản, đề xuất ra phương pháp tính ngoài phương pháp theo quy chuẩn.

Có phương pháp mới các công ty tư vấn sẽ tính toán, tư vấn cho ban chỉ đạo chủ sở hữu quyết định giá trị, người quyết định cuối cùng là chủ sở hữu - có chọn hay không chọn, quyết định rồi đưa ra thị trường mới bán. Cổ phần hóa bán đấu giá lúc đó thị trường mới xác định có giá trị hay không; việc tính vẫn tính, nhà nước không ép buộc phương pháp cứng.

Trước đây quyết định theo tài sản chiết khấu dòng tiền đối với phương pháp khác, cơ quan quản lý gợi mở các nguyên tắc, đưa ra một phương pháp đơn giản nhất làm gốc so sánh. Tất nhiên, thực hiện quá trình này phải đồng bộ. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ phải có động thái. Hiện nay đang vướng là khi cổ phần hóa, việc góp vốn niêm yết cổ phần cổ phiếu phát hành thương hiệu trên thị trường  có một số điểm chưa đầy đủ, cần kiến nghị để tính toán.

Cơ sở pháp lý đảm bảo thương hiệu định vị của một doanh nghiệp rồi giá trị của nó chỉ do thị trường quyết định. Bất kỳ DN nào có cổ phần bằng thương hiệu thì chắc chắn DN đó được niêm yết 1 cách công khai minh bạch. Bởi rất nhiều DN khởi nghiệp chỉ bằng một ý tưởng sáng tạo, một phát minh sáng chế hoặc một quyền tác giả được bảo hộ. DN đó sau khi phát hành cổ phần ra cũng thu hút vốn, trở thành công ty đại chúng, và được chấp nhận. Quan trọng là toàn bộ hồ sơ cần được cáo bạch một cách minh bạch và được kiểm chứng của các cơ quan có chức năng.

Kết lại: Tới đây, tất cả các giao dịch liên quan đến vấn đề giá trị của các tài sản vô hình thì chúng tôi mạnh dạn giao hết cho các công ty tư vấn thẩm định giá có chức năng định giá tài sản. Các DN sẽ phải thuê họ để đảm bảo đúng thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế. Trên cơ sở đó sau này khi phát sinh kiểm tra giám sát hoặc tranh chấp chúng ta biết là đã được thực hiện đúng. Khẳng định đó cũng là một trong những vấn đề cốt yếu khi thoái vốn. Vấn đề này cũng thực hiện đúng theo nghị quyết của Đảng là nghị quyết Trung ương V vừa thông qua. Như vậy đề nghị Nhà nước, đề nghị các DN thẩm định cũng có trách nhiệm giám sát chất lượng và từ từ xây dựng được quy chuẩn đúng pháp luật, đúng thị trường và phù hợp với thực tiễn."

VietNamNet