Trường hợp 1: Vô hiệu hóa do không đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, nếu bên chuyển nhượng thiếu một trong các điều kiện dưới đây thì không được chuyển nhượng và hợp đồng mua bán nhà đất sẽ bị vô hiệu, bao gồm:

a. Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này.

b. Đất không có tranh chấp.

c. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

d. Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài ra, nếu người nhận chuyển nhượng thuộc trong những trường hợp không được nhận chuyển nhượng (theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013) thì đồng nghĩa với việc hợp đồng chuyển nhượng sẽ không có hiệu lực.

4 truong hop hop dong mua ban nha dat bi vo hieu hoa ban can biet

Trường hợp 2: Vô hiệu do hợp đồng không công chứng hoặc chứng thực

Nếu không được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất sẽ không có hiệu lực.

Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Nếu không được công chứng hoặc chứng thực, hợp đồng sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp theo khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể: “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.

Trường hợp 3: Vô hiệu do giả tạo

Nếu hợp đồng mua bán nhà đất là một giao dịch dân sự với mục đích che giấu một giao dịch dân sự khác thì sẽ bị vô hiệu hóa. Vấn đề này được quy định rõ tại Điều 124 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể như sau:

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

4 truong hop hop dong mua ban nha dat bi vo hieu hoa ban can biet-Hinh-2

Trường hợp 4: Vô hiệu do hợp đồng vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Tòa án có thể tuyên bố hợp đồng mua bán nhà đất bị vô hiệu hóa khi có đủ căn cứ chứng minh hợp đồng đó vi phạm điều cấm của luật hoặc trái với đạo đức xã hội. Vấn đề này được quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015.

Quy định nêu rõ: "Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng".

(Theo Khỏe và Đẹp)

Cảnh báo việc huy động vốn trái phép khi bán nhà

Cảnh báo việc huy động vốn trái phép khi bán nhà

Chưa đủ điều kiện mở bán tuy nhiên một loạt dự án bất động sản vẫn rầm rộ mời chào. Đây là cách huy động vốn mới hay là chiêu thức lách luật của chủ đầu tư?