Không trả nợ thẻ tín dụng bị xử phạt như thế nào?

Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Nói một cách đơn giản, thẻ tín dụng là loại thẻ giúp bạn mua hàng trước và thanh toán lại cho ngân hàng sau. 

Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng trực tuyến, thanh toán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng, đại lý, nhà hàng, khách sạn mà có chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, hoặc rút tiền mặt từ máy ATM và trả lại số tiền này sau một khoảng thời gian nhất định.

Bạn được chi tiêu trước trong một hạn mức tín dụng mà ngân hàng đã phê duyệt cho bạn, sau đó thanh toán lại tổng số tiền đã chi tiêu đúng hạn cho ngân hàng.    

{keywords}
 

Tuy nhiên, do những lý do khác nhau dẫn đến khả năng chi trả gặp khó khăn; người dùng luôn đặt ra câu hỏi vậy khi vay tiền qua thẻ tín dụng mà không trả nợ thẻ tín dụng có bị xử phạt không? nếu có thì mức phạt là gì? có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không. Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã có một số giải đáp về vấn đề này.

Cần chú ý gì khi vay nợ thẻ tín dụng?

Vay nợ thẻ tín dụng là hình thức cho vay không cần thế chấp tài sản; khoản vay được phê duyệt dựa trên uy tín cá nhân cũng như hạn mức thẻ tín dụng. Phía cá nhân đi vay và ngân hàng sẽ thỏa thuận bằng một hợp đồng dựa trên cơ sở pháp lý.

Hình thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các hình thức vay tiền mặt khác. Bởi về bản chất, hạn mức thẻ tín dụng cũng chính là một khoản vay nợ từ phía ngân hàng. Đơn vị cho vay cấp tiếp thêm một khoản vay khác; sẽ có thể dẫn tới việc chi tiêu vượt quá khả năng chi trả của khách hàng.

Vậy không trả nợ thẻ tín dụng có bị xử phạt không?

Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN; khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức phát hành thẻ các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã ký với tổ chức phát hành thẻ.

Các ngân hàng thường để thời gian miễn lãi suất sẽ kéo dài khoảng 45 ngày, nếu không thanh toán toàn bộ khoản vay (trả góp) trong khoảng thời gian này, bạn sẽ phải trả thêm tiền lãi cho ngân hàng.

Như vậy, khi chưa/không trả nợ thẻ tín dụng, không thanh toán đầy đủ khoản nợ từ thẻ tín dụng, bạn sẽ phải chịu các loại phí, lãi suất sau:

Phí phạt quá hạn/Phí trả chậm: Nếu bạn không thanh toán đầy đủ và đúng hạn số tiền tối thiểu phải trả cho ngân hàng; thì bạn sẽ bị tính phí phạt quá hạn hay còn được gọi là phí trả chậm. Phí này được các ngân hàng áp dụng tối thiểu là 5%/lần trên tổng số tiền bạn đã sử dụng từ thẻ tín dụng của mình;

Lãi suất thẻ tín dụng: Số tiền bạn chưa trả, hoặc trả chưa hết; mới trả được một phần sẽ được ngân hàng tiếp tục tính lãi suất từng ngày cho đến khi bạn trả xong. Khoảng lãi suất này có ngân hàng áp dụng lên đến 30%;

Bị ngân hàng làm phiền, đòi nợ và có thể bị khởi kiện

Ngân hàng sẽ thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như nhắn tin, gọi điện, gửi mail để để nhắc nhở bạn trả nợ. Nếu bạn và ngân hàng không có sự trao đổi, sau một thời gian ngân hàng đã thực hiện những biện pháp này; ngân hàng sẽ khóa hoặc đóng tài khoản thẻ để tránh phát sinh những khoản chi tiêu mới.

Trường hợp xấu nhất, bạn còn có thể bị ngân hàng khởi kiện để đòi lại tiền. Lúc này có 2 cách giải quyết:

Cách thứ nhất: Nếu bạn trả được nợ thẻ tín dụng thì ngân hàng có thể rút đơn kiện; hoặc bạn có thể yêu cầu Tòa án xử lý theo thỏa thuận của hai bên.

Cách thứ hai: Nếu khi bạn và ngân hàng không tự giải quyết, Tòa án sẽ xét xử và đưa ra bản án đối với bạn. Đồng thời, có những biện pháp cưỡng chế để bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Trong trường hợp bạn không có dấu hiệu bỏ trốn hay lừa dối thì chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính, bao gồm chi trả lại khoản nợ đó cho ngân hàng.

Còn nếu bạn bị phát hiện có hành vi bỏ trốn, có tiền nhưng lừa gạt cố tình không trả thì có thể bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

{keywords}
 

Có thể bị liệt vào các nhóm nợ xấu

Nợ xấu là khoản nợ đã quá hạn thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng trước đó. Theo hợp đồng đã ký kết, các hồ sơ bị xếp vào nhóm nợ xấu có thời gian quá hạn từ 90 ngày kể từ ngày bắt đầu đến hạn trả.

Theo đó, khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, vay tiêu dùng, vay tín dụng… ngân hàng sẽ căn cứ vào thông tin tín dụng của bạn trên hệ thống CIC để xác định độ tín nhiệm rồi mới cho vay. Bạn có thể không được duyệt khi đi vay tại các ngân hàng khác hoặc khi chọn hình thức mua hàng trả góp thì cũng sẽ không được duyệt hồ sơ.

Không trả nợ thẻ tín dụng có bị đi tù không?

Trong trường hợp bạn không có dấu hiệu bỏ trốn hay lừa dối thì chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính, bao gồm chi trả lại khoản nợ đó cho ngân hàng.

Còn nếu bạn không trả nợ thẻ tín dụng mà bị phát hiện có hành vi bỏ trốn, có tiền nhưng lừa gạt cố tình không trả thì có thể bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017; tùy vào mức độ vi phạm và số tiền vay mà bạn có thể bị áp dụng các khung hình phạt như sau:

 Trường hợp 1:

Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu: chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc vi phạm 1 trong các tội sau mà chưa được xóa án tích:

a.Tội cướp tài sản.

b.Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

c.Tội cưỡng đoạt tài sản

d.Tội cướp giật tài sản.

c.Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

d.Tội trộm cắp tài sản

e. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,

g.Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài

Trường hợp 2

Bạn bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:

a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Trường hợp 3

Bạn phạt tù từ 05 năm đến 12 năm nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trường hợp 4

Bạn bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

 Ngoài ra, bạn còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

Bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Không đủ tiền trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn phải làm sao?

Đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng mở thẻ tín dụng để trao đổi với nhân viên ngân hàng về vấn đề này.

Sau đó, nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn, giúp đỡ bạn tìm hướng giải quyết tốt nhất mà không gây nên nợ xấu hay sự làm phiền của nhân viên ngân hàng trong thời gian sau đó

Thường thì ngân hàng sẽ có chương trình giúp bạn bằng cách hỗ trợ trả góp và miễn lãi suất và phí trả chậm bạn mở thẻ.

(Theo Dân Trí)