Vậy làm thế nào để không bị lừa khi mua bất động sản? Các dấu hiệu nhận biết doanh nhiệp lừa đảo là gì?

Ba điểm mấu chốt: tính pháp lý, thông tin chủ đầu tư và hợp đồng mua bán.

Điều quan trọng nhất cần chú ý trước khi mua nhà là thông chủ đầu tư. Theo Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, chủ đầu tư phải công khai những thông tin bắt buộc về dự án trên trang web doanh nghiệp hay sàn giao dịch. Người mua cần tìm hiểu kỹ thông như Giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư/kinh doanh, quy hoạch/bản đồ/bản vẽ chi tiết…

Người mua nhà nên yêu cầu chủ đầu tư đưa ra các giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án.

Thứ hai, tìm hiểu về tính pháp lý. Hiện nay, sở tư pháp đã thiết lập chương trình “Quản lý hợp đồng công chứng và dữ liệu ngăn chặn UCHI” cho phép các phòng công chứng nhập thông tin hợp đồng, giao dịch đối với tài sản phải đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sử dụng sau khi được ký kết.

Do đó, người mua có thể tìm hiểu thông tin về giao dịch công chứng đối với Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, quyết định thu hồi, đã bị hủy, đã bị mất… thông qua giao dịch này.

{keywords}
 

Thứ ba, xem xét hợp đồng mua bán. Hợp đồng mua bán được xem là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên khi tiến hành thủ tục mua bán nhà đất, căn hộ chung cư.

Người mua phải xem xét kỹ các điều khoản, quyền và nghĩa vụ, điều khoản thanh toán, quy định thời gian bàn giao nhà, thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời hạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; những chế tài phạt vi phạm được nêu trong hợp đồng…

4 dấu hiệu lừa đảo của các doanh nghiệp

Trước đó, tại toạ đàm “Nhà ở hình thành trong tương lai, làm gì để hạn chế rủi ro”, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã nêu ra 4 thủ đoạn lừa khách mua nhà của một số doanh nghiệp hiện nay.

Thứ nhất là thay đổi tên của dự án. Đây là trường hợp những dự án “chết”, dự án dính tai tiếng trước đây được đổi tên để xóa dấu vết nhưng thực chất vẫn là “bình mới rượu cũ”.

Thứ hai là thay đổi tên chủ đầu tư. Trường hợp này cũng xảy ra với những chủ đầu tư làm ăn chụp giật, bị báo chí phản ánh, sau đó đổi cả tên doanh nghiệp.

Thứ ba là làm lại quy hoạch 1/500, tăng thêm những tiện ích không có thật (tức là lừa dối về mặt thông tin đối với khách hàng). Không những vậy, có những trường hợp doanh nghiệp tự ý thay đổi quy hoạch 1/500, dù cơ quan chức năng chưa phê duyệt nhưng họ đã đem bán.

Thứ tư là thủ đoạn tăng giá so với cam kết giữa các bên với nhau. Ví dụ chủ đầu tư giao bán 300 triệu đồng/nền, nhưng đơn vị rao bán lên đến 400 – 500 triệu đồng/nền. Cuối cùng không giao hợp đồng cho khách hàng, dẫn đến tranh chấp.

(Theo Lao động)