Nguyễn Thị Thơ (huyện Bình Chánh, TP HCM) hỏi: "Khi tuyển dụng giúp việc gia đình, người sử dụng lao động (NSDLĐ) thỏa thuận miệng hay phải ký HĐLĐ bằng văn bản? Hai bên muốn chấm dứt HĐLĐ phải tuân thủ thời gian báo trước?".

{keywords}
 

- Luật sư Trần Hữu Tín, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín và Cộng sự, trả lời: Theo quy định tại điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi nhận NLĐ vào làm công việc giúp việc gia đình thì NSDLĐ phải thực hiện ký kết HĐLĐ bằng văn bản. Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, mỗi bên có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày. Đối với các trường hợp sau thì không phải báo trước: NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì các lý do không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận; không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc; lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 điều 138 của Bộ Luật Lao động; đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định; NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực theo quy định làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.

Ngoài ra, khi NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn HĐLĐ hay tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên thì NSDLĐ cũng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước.

(Theo Người Lao Động)