Đây là quyết định vừa được cả nhà anh Trần Văn Tuấn ở Cầu Giấy (Hà Nội) thông qua. Do e ngại dịch bệnh nên sau nhiều ngày đắn đo, gia đình anh không về quê ăn Tết như mọi năm mà ở lại thành phố.

Anh Tuấn cho biết, quê nội ở Hà Tĩnh còn quê ngoại ở Đà Nẵng. Cả hai anh chị đều là nhân viên công sở ở Hà Nội, với tổng thu nhập khoảng 25 triệu/tháng. Vợ chồng anh đã có nhà riêng và hai con. Con gái lớn của anh chị 10 tuổi, con trai nhỏ mới lên 5.

“Do hai con đều học trường công và có ý thức tiết kiệm nên mỗi tháng, vợ chồng mình chi tiêu khoảng 15 triệu, để dành khoảng 10 triệu. Mọi năm, cứ năm này về Tết quê nội thì năm sau về Tết quê ngoại. Dù nhà nội hay nhà ngoại, vợ chồng mình vẫn rất tốn kém bởi lo đủ thứ. Chính bởi thế, ở lại thành phố ăn Tết, gia đình mình không phát sinh bất cứ khoản nào”, anh Tuấn nói.

Anh Tuấn chia sẻ, ở lại trước tiên là vì bản thân. Tuy không về quê sum họp gia đình được nhưng đổi lại, được sự an tâm về sức khỏe của chính mình và của người thân. Bởi dịch dã, có về quê thì cũng phải cách ly. Chưa kể, không biết khi đi tàu, đi xe nhỡ có F0, F1 thì cả gia đình anh sẽ vô tình gánh rủi ro.

Chưa kể ra Tết, từ quê lên Hà Nội, chẳng may dinh F0 còn gây ảnh hưởng cho cả chung cư, con ngõ. Sum họp gia đình sau một năm dài là điều rất chính đáng. Tuy nhiên, anh cho rằng trong bối cảnh đặc biệt thì mỗi gia đình phải thích ứng theo kiểu đặc biệt.

{keywords}
Thay vì mua thịt cá, Tết đến anh chị đổi sang mua bánh chưng, các loại giò, chả.

Ông bà hai bên nội ngoại cũng động viên năm nay ai ở đâu ăn Tết ở đó, không hối thúc con cháu ở xa về, anh Tuấn nói.

Đặc biệt, không về quê ăn Tết, vợ chồng anh Tuấn tiết kiệm được một khoản kha khá. Nếu như mọi năm về quê ăn Tết, gia đình anh tiêu hết khoảng 25 triệu bao gồm: tiền xe cộ đi lại, tiền mừng tuổi, mua quà Tết, tiền làm cơm đãi khách...

"Vì muốn gặp mặt anh em họ hàng hai bên, anh chị thường làm 8-9 mâm cơm. Nói chung, Tết vui nhưng cũng tốn kém”, anh kể.

Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 ở lại thành phố, vợ chồng anh vẫn mua sắm hệt như ngày thường. Thay vì mua thịt cá thì giờ đổi sang mua bánh chưng, các loại giò, chả. Nói chung, anh tính cả năm tiêu xài thế nào thì Tết vẫn thế. Tủ lạnh cũng chỉ có ít đồ ăn trong 3 ngày vì mùng 2 chợ đã bán đầy đủ.

Anh Tuấn tâm sự, có chăng chỉ là tốn thêm khoảng 1 triệu mua cành đào, cây quất nhỏ với vài chậu hoa xuân để cùng đất trời đón xuân. “Ngày Tết với vợ chồng mình chỉ là dành thời gian dọn nhà vì cả năm bận rộn. Có khác cũng chỉ là không khí: thêm vài lọ hoa, cành đào, cây quất, làm bữa cơm cúng".

Năm nay, do không đi chúc Tết, không họp mặt tất niên nên anh chị dự tính sẽ không mất tiền mừng tuổi. Còn gửi về cho các em hay biếu bố mẹ ở quê, vợ chồng anh đã biếu trong cả năm rồi, khỏi chờ đến Tết.

"Vì thế, mình thấy việc ăn Tết thật đơn giản. Nên mình thấy Tết đến cũng nhẹ nhàng mà, không hiểu sao mọi người kêu ca ghê nhỉ?”, anh thắc mắc.

Thảo Nguyên 

Không dám về quê vì một năm chi nhiều hơn thu

Không dám về quê vì một năm chi nhiều hơn thu

Mẹ gọi điện hỏi: “Tết này về quê không con?”, nhiều người hoảng sợ lắc đầu nguầy nguậy.