Dưới đây là các mức phụ cấp trách nhiệm công việc mới nhất của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân dân.

Công việc đòi hỏi trách nhiệm cao

Những đối tượng được hưởng phụ cấp này gồm: Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị); viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử hoặc do bổ nhiệm (hay không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).

Những khoản phụ cấp trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức - Ảnh 1.

Hiện nay, mức phụ cấp trách nhiệm công việc của các đối tượng này được quy định chi tiết tại Thông tư 05/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ . Theo đó, mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc cũng được tính dựa vào mức lương cơ sở: Mức hưởng phụ cấp = mức lương cơ sở x hệ số. Trong đó, hệ số gồm 4 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1.

Mức lương cơ sở hiện nay đang là 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP ). Nhưng từ 1-7-2020 trở đi, mức lương cơ sở đã tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 86 về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020.

Dưới đây là chi tiết mức phụ cấp áp dụng từ năm 2020 trở đi với cán bộ, công chức, viên chức (Đơn vị đồng/tháng)

STT

Hệ số

Mức phụ cấp đến 30-6-2020

Mức phụ cấp từ 1-7-2020

1

0,1

149.000

160.000

2

0,2

298.000

320.000

3

0,3

447.000

480.000

5

0,5

745.000

800.000

Có thể kể đến một số đối tượng cụ thể như sau: Trưởng kho vật liệu nổ, nhân viên cung ứng vật liệu nổ; Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các trại điều dưỡng thương binh nặng, bệnh viện điều trị, trại nuôi dưỡng người tâm thần, bệnh phong; Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế; Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các trường chuyên biệt…

Áp dụng mức lương cơ sở ở hai thời điểm

Căn cứ Thông tư 07/2017/TT-BNV, người làm công tác bảo vệ cơ mật mật mã gồm: Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân; Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân; Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu. Tuy nhiên, nếu làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong tổ chức cơ yếu không xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thì không được hưởng phụ cấp này; Học viên cơ yếu.

Những khoản phụ cấp trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức - Ảnh 2.

Đáng lưu ý, loại phụ cấp này không áp dụng với người đã quyết định thôi việc, phục viên, xuất ngũ và nghỉ hưu.

Theo khoản 3, điều 7 Thông tư 07, những người làm công tác bảo vệ cơ mật mật mã cũng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo công thức: Mức phụ cấp = mức lương cơ sở x hệ số. Trong đó, mức lương cơ sở trong năm 2020 cũng được áp dụng ở hai thời điểm: Từ nay đến 30-6-2020 là 1,49 triệu đồng/tháng; Từ 1-7-2020 trở đi là 1,6 triệu đồng/tháng. Hệ số áp dụng với các đối tượng này gồm 3 mức là 0,1; 0,2 và 0,3.

Do đó, bảng phụ cấp trách nhiệm công việc chi tiết của người làm công tác bảo vệ cơ mật mật mã gồm (Đơn vị đồng/tháng)

STT

Hệ số

Mức phụ cấp

Đối tượng hưởng

   

Đến 30-6-2020

Từ 1-7-2020

 

1

0,1

149.000

160.000

Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu

2

0,2

298.000

320.000

- Giảng viên, giáo viên, những người trực tiếp liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ cơ yếu;

- Người làm công tác tổ chức, quản lý kỹ thuật mật mã;

- Người làm công tác cơ yếu đảm nhiệm quản lý không thuộc chức danh được bổ nhiệm của nơi không có phòng, ban, đội cơ yếu.

3

0,3

447.000

480.000

- Người xếp lương cấp hàm cơ yếu, cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân, cấp bậc hàm sĩ quan và hạ sĩ quan công an nhân dân;

- Người trực tiếp làm công việc mã dịch, nghiên cứu, biên soạn, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, cung cấp sản phẩm mật mã và tài liệu mật mã, chứng thực số và bảo mật thông tin, an ninh mạng, quản lý mật mã dân sự.

(Theo NLĐ)