Mùa đông đến, túi sưởi được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên, cách sử dụng thiết bị làm ấm này sao cho an toàn và bảo đảm sức khỏe khi thì không phải ai cũng biết.

'Rước họa vào thân’ vì dùng đồ sưởi điện sai cách

Trong những ngày đại hàn, túi sưởi có thể giúp giữ ấm rất tốt. Song nó cũng có thể gây nguy hiểm với người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ.  Theo các chuyên gia, túi sưởi là thiết bị tiềm ẩn nguy cơ nổ rất cao. Ngoài ra, sự cố có thể xảy ra khiến túi sưởi bị nổ khi người dùng không sử dụng túi sưởi đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Dưới đây là một số nguyên tắc để giữ an toàn và bảo đảm sức khỏe gia đình khi sử dụng túi sưởi để ủ ấm mùa đông mà người tiêu dùng cần lưu ý.

Sạc điện đúng cách

Túi sưởi phải cắm điện để làm nóng dung dịch bên trong trước khi sử dụng. Khi sạc điện, để túi vào nơi bằng phẳng, chỗ cắm điện trên mặt túi hướng lên trên, cắm dây vào chỗ cắm điện trên túi trước rồi mới cắm vào ổ điện sau. Cần chú ý đến thời gian và nhiệt độ khi sạc điện, không nên sạc quá lâu. Khi đang cắm điện không được lau, rửa hoặc ngâm túi trong nước. Nếu túi bị ướt nhất định phải lau khô mới được cắm điện sử dụng.

{keywords}
Người tiêu dùng cần biết cách sử dụng thiết bị làm ấm này sao cho an toàn và bảo đảm sức khỏe. (Ảnh: Lao Động)

Đèn báo sẽ tắt khi gối nạp đủ nhiệt. Nếu không muốn chờ đèn báo tắt bạn có thể dùng tay để ước lượng độ nóng rồi tắt sạc. 

Đã có trường hợp nổ rách túi bên ngoài do cắm lâu quá, nước giãn nở, đầy bọt khí trong khi túi không thể giãn nở to hơn dẫn tới bục...

Không nên sử dụng túi sưởi khi đang cắm điện

Trong quá trình sử dụng, không ít người vừa cắm điện vừa ôm túi sưởi, hoặc ôm túi sưởi lên người rồi rút điện. Nếu chẳng may túi dùng lâu bị hở, bục, rách dễ gây chập.

Hơn nữa, do rơ le nhiệt trục trặc không ngắt, làm túi sưởi đạt độ sôi lâu cũng có thể bị vỡ, nổ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mọi người tuyệt đối không nên sử dụng túi sưởi khi đang cắm điện.

Sau khi rút sạc điện 7-10 phút mới được sử dụng túi sưởi

Để tránh bị bỏng do nhiệt độ cao, bạn chỉ nên sử dụng túi sưởi sau khi rút khỏi phích cắm từ 7-10 phút. Bởi nhiệt độ tối đa túi sưởi có thể đạt đến là 700 độ C.

Không thay nước trong túi sưởi

Chất lỏng trong túi sưởi là một dung dịch khác với các loại nước lọc thông thường. Đó là một dung dịch chuyên dùng để đốt nóng.

Do đó, không đổ dung dịch trong túi ra ngoài, không dùng bất cứ dung dịch nào thay thế dung dịch chuyên dùng của túi để tránh xảy ra sự cố nguy hiểm.

Không được giặt túi sưởi

Nếu trên bề mặt túi bẩn có thể dùng giẻ tẩm dung dịch tẩy nhẹ để lau sạch, không dùng chất tẩy mạnh tránh hư hại sản phẩm.

Không được lau khi đang cắm điện, không được ngâm túi trong nước để giặt rửa.

Nếu túi sưởi bị ướt, bạn nhất định phải lau khô mới được cắm điện sử dụng.

Không để túi tiếp xúc với những vật sắc nhọn

Đa số các túi sưởi phổ biến trên thị trường hiện nay rất dễ rách và thủng khi bị vật nhọn đâm vào. Vì vậy, tuyệt đối bạn không nên để túi sưởi gần các vật sắc nhọn, chúng có thể khiến túi bị hư hỏng, rò rỉ dung dịch hoặc rò điện không an toàn khi sử dụng.

Bạn cũng không được để vật nặng đè lên túi, không ngồi lên túi, để tránh gây bục túi dẫn đến bị rò dung dịch, rò điện.

Không dùng túi khi đã bị rò rỉ

Một số người vì tiết kiệm đã cố vá víu túi sưởi đã bị thủng để dùng lại. Việc làm này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe do túi sưởi có thể bị rò rỉ dung dịch bên trong, hoặc gây bục túi và phát nổ khi sạc điện.

{keywords}
Sử dụng túi sưởi sai cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng (Ảnh: Trí thức trẻ)

Vì vậy, nếu phát hiện túi bị rò rỉ dung dịch, tốt nhất bạn nên thay túi mới để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chọn mua túi sưởi an toàn

Nhiều loại túi sưởi không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, nguy cơ rò rỉ, chập cháy dây điện rất lớn.

Do đó, bạn nên chọn các sản phẩm túi sưởi chính hãng để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Dây dẫn điện nên có đường kính lớn từ 7-8cm, điện cực nhỏ. Kiểm tra cẩn thận sản phẩm trước khi mua xem có bị lỗi gì không.

Túi sưởi ấm dây dẫn được đánh giá an toàn hơn túi sưởi ấm điện cực. Cách để kiểm tra hai dòng túi sưởi này là dùng tay bóp nhẹ vào thân túi, nếu có xilanh cứng bên trong là túi sưởi điện cực, còn nếu là cuộn dây nhựa thì là túi sưởi dây dẫn.

Tránh xa tầm tay trẻ em

Túi sưởi là một thiết bị tiềm ẩn nguy cơ bỏng đối với em, nên tuyệt đối không để trẻ em chơi với loại túi này khi nó nóng. Trẻ có thể nhảy, ngồi, ném túi vào nhau... có thể khiến túi sưởi bị bục ra gây bỏng da bé. Nếu muốn cho trẻ dùng túi sưởi bạn phải kiểm soát được nhiệt độ thích hợp và giám sát trong lúc trẻ sử dụng để tránh mọi nguy cơ không mong muốn.

Khi sạc điện cho túi sưởi bạn không nên cho trẻ đến gần, hay nghịch chơi túi sưởi để phòng trường hợp túi sưởi bị rò điện gây nguy hiểm cho bé. Tốt nhất khi sạc điện túi sưởi bạn nên để ở một phòng khác phòng bé đang chơi.

Hồi tháng 1/2016, một bé gái mới 17 tháng tuổi ở Nghệ An đã phải đi cấp cứu trong tình trạng bị bỏng nặng do túi sưởi đặt trong lòng bé phát nổ khi đang sạc.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Điều hòa mini hay máy sưởi, máy sấy: 500 ngàn mát quá, khỏi cãi nhau

Điều hòa mini hay máy sưởi, máy sấy: 500 ngàn mát quá, khỏi cãi nhau

Điều hòa mini 2 chiều giá 550 ngàn đồng, có thể làm mát ngay đang là chủ đề gây tranh cãi trên các trang mạng xã hội. Nhiều người cho rằng đó chỉ là chiếc quạt sưởi, máy sấy