Khoản 4 Điều 1 Thông tư này đã bổ sung về thời gian được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa trong năm sau khoản 1 Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

- Thời gian được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa trong một năm do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, nếu chưa có công đoàn thì do người sử dụng lao động quyết định:

+ Tối đa 10 ngày với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày.

+ Tối đa 7 ngày với người lao động sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật.

+ 5 ngày với các trường hợp khác.

Sửa đổi một số quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc - Ảnh 1.

- Việc xác định thời gian tối đa được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm được căn cứ theo lần nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau cuối cùng trước khi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

*Sửa đổi Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động của người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động 2019.

- Việc xác định mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại khoản 3 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu, trong đó căn cứ vào thời điểm nghỉ hưu trước tuổi của người lao động để xác định mốc tuổi theo tuổi nghỉ hưu đã được quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 5 của Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

*Bổ sung khoản 3a sau khoản 3 Điều 20 Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần như sau:

“3a. Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian này được chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Riêng đối với người lao động có thời gian làm việc trong các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 nêu trên được chuyển đổi theo tiền lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.”

*Thay đổi cách tính lương hưu của người nghỉ hưu trước tuổi

Theo đó, một trong những thay đổi về cách tính lương hưu của người nghỉ hưu trước tuổi, cụ thể như sau:

- Từ 1-1-2021, mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu được thực hiện theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

Hiện hành, không quy định.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1-9-2021.

(Theo Người Lao Động)

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2021 người lao động cần biết

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2021 người lao động cần biết

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm 2021 được hướng dẫn tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 7-7-2021 sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc.