Ngày 14/6, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.099 đồng (giảm 2 đồng so với hôm qua).

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.975 đồng và bán ra ở mức 23.742 đồng

Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.050 và 22.850 đồng/USD. BIDV là 23.047 và 22.847 đồng/USD.

Eximbank là 22.850 đồng/USD và 23.030 đồng/USD. Tại ACB, tỷ giá là 22.850 đồng/USD và 23.030 đồng/USD

Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 90,51 điểm, tăng 0,48%.

Tổng tài sản của các hộ gia đình ở Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 136,9 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2021 – theo dữ liệu được Cục Dự trữ Liên bang (Fed) công bố ngày 10/6. Đây được xem là một chỉ báo về sự “bung nén” nhu cầu tiêu dùng khi đại dịch Covid-19 xuống thang và nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm là động lực chính cho sự gia tăng tài sản của người Mỹ. Trong quý 1, giá cổ phiếu tăng giúp tổng tài sản của các hộ gia đình ở nước này tăng 3,2 nghìn tỷ USD. Giá bất động sản tăng giúp tổng tài sản tăng thêm khoảng 1 nghìn tỷ USD.

Tổng nợ của các hộ gia đình Mỹ tăng 6,5% trong quý 1 so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 16,9 nghìn tỷ USD, chủ yếu do vay thế chấp nhà tăng mạnh. Tổng nợ vay thế chấp nhà của các hộ gia đình ở nước này tại thời điểm cuối tháng 3 là 11 nghìn tỷ USD.

{keywords}
Tỷ giá ngoại tệ

Kinh tế Anh tăng tốc phục hồi từ những tổn thất sau đại dịch Covid-19 khi mà các biện pháp phong tỏa được nới lỏng, sản lượng kinh tế tháng 4/2021 tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước khi mà đại dịch Covid-19 còn đang căng thẳng.

Chuyên gia kinh tế tại tổ chức tư vấn Capital Economics, ông Thomas Pugh, nhận xét: “Việc GDP tháng 4/2021 tăng có thể là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang chạy đua chi tiêu khi mà kinh tế mở cửa trở lại”.

Tuy nhiên sản lượng kinh tế Anh tháng 4/2021 vẫn còn thấp hơn 3,7% so với ngưỡng vào tháng 2/2020, thời điểm dại dịch chưa dẫn đến các biện pháp phong tỏa.

Đồng đô la Canada (CAD) mạnh hơn thường có tác động dễ nhận thấy nhất là làm tổn thương các nhà xuất khẩu, nhưng sự phục hồi kinh tế toàn cầu có thể giúp các công ty chuyển phần nào chi phí phụ trội do đồng nội tệ mạnh lên sang khách hàng, giúp các nhà xuất khẩu bớt thiệt hại hơn. 

Xuất khẩu chiếm gần 33% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Canada, so với mức tương ứng khoảng 12% GDP của Mỹ. Điều này khiến nền kinh tế Canada trở nên nhạy cảm hơn khi đồng nội tệ mạnh lên. CAD hiện đang giao dịch gần mức cao nhất trong sáu năm so với đồng USD.

Lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tham dự cuộc hội nghị thượng định tại Anh. Đây là hội nghị thượng đỉnh diễn ra trực tiếp đầu tiên trong gần hai năm của nhóm này kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Ngày 11/6 (giờ Việt Nam), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.101 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.125 đồng và bán ra ở mức 23.747 đồng.

Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng USD phổ biến ở mức 22.850 đồng (mua) và 23.050 đồng (bán).

Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.850 đồng/USD và 23.050 đồng/USD. Vietinbank: 22.845 đồng/USD và 23.045 đồng/USD. ACB: 22.870 đồng/USD và 23.060 đồng/USD.

Đông Sơn