Việc bỏ ra một khoản tiền lớn để mua sắm các vật dụng thiết yếu trong cuộc sống khiến đời sống của những người thu nhập thấp trở nên chật vật. Tìm đến dịch vụ vay tiêu dùng sẽ là nhu cầu thiết yếu với họ.

Tín dụng tiêu dùng Việt: Tiềm năng tăng trưởng lớn

Theo các chuyên gia, với đặc điểm 51,6% trong tổng số 90 triệu dân là dân số trẻ đang ở trong độ tuổi lao động, tiềm năng tăng trưởng của thị trường tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam được cho là rất lớn.

{keywords}

Đặc biệt, theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), hiện có gần 16 triệu người Việt Nam thỏa mãn các điều kiện cơ bản về độ tuổi và thu nhập để trở thành khách hàng của tín dụng tiêu dùng.

Nắm bắt được cơ hội này, nhiều công ty tài chính đã có mặt trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chỉ mới xuất hiện trong khoảng chục năm trở lại đây, nhưng các công ty tài chính đã có những bước phát triển mạnh mẽ và có mức độ “phủ sóng” khá rộng.

Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 17 công ty tài chính ở Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động nhưng hoạt động mạnh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng đúng nghĩa chỉ có vài công ty như: FE Credit, Home Credit, HD SAISON,… Cho đến nay, các công ty này đã mở rộng mạng lưới ở hàng chục nghìn điểm bán lẻ trên toàn quốc và đã phục vụ cho gần chục triệu triệu khách hàng.

Các khoản vay mà công ty tài chính cung cấp chủ yếu là những khoản vay nhỏ dưới 50 triệu đồng, thường cho vay thông qua hình thức mua hàng trả góp. Để chủ động tiếp cận được người tiêu dùng, các công ty tài chính đã liên kết với tất cả các nhà bán lẻ trên toàn quốc (các cửa hàng xe máy, trung tâm điện máy…), đưa nhân viên đến tận nơi tư vấn cho người vay mua hàng trả góp.

Tại Việt Nam, tín dụng tiêu dùng hiện chiếm khoảng 10 tỷ USD và khoảng 6% tổng dư nợ. Tuy nhiên, trong số đó, đối tượng khách hàng mà công ty tài chính phục vụ, cho vay tín chấp mới chỉ chiếm khoảng 1/10 còn lại là khách hàng của các NHTM (cho vay mua mua nhà, ô tô… có tài sản thế chấp hoặc cho vay qua thẻ chứng minh được khả năng thu nhập cao).

Vay tiêu dùng hấp dẫn người thu nhập thấp

Hiện nay, dải lãi suất cho vay tiêu dùng tín chấp tại Việt Nam vào khoảng từ 25 - 60% trong khi đó lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước khoảng 9%.

Nếu so sánh tỷ lệ lãi suất cho vay tiêu dùng/lãi suất cơ bản của Việt Nam với các nước khác trên thế giới, ví dụ Mỹ 8%-36%/0,25%; EU 15% - 25%/0,25%; Trung Quốc 10% - 40%/6%; Brazil 30% - 70%/10,5%; Nhật 9% - 17%/0,1%; Ấn Độ 12% - 48%/8%... rõ ràng lãi suất cho vay tiêu dùng tại Việt Nam có một tỷ lệ khá tương đương.

Và theo các chuyên gia tài chính, với đặc thù khoản vay nhỏ, chi phí trả nợ (gốc và lãi) mỗi lần không nhiều, thủ tục cho vay nhanh gọn, kịp thời… thì loại hình này đang rất hấp dẫn người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp trên cả nước.

Theo nhận định của các chuyên gia, trong những năm tới, tài chính tiêu dùng sẽ ngày càng phát triển khi mà đời sống của người dân Việt Nam được nâng lên và các nhu cầu tiêu dùng không ngừng mở rộng.

Do vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng cần được khuyến khích phát triển phù hợp vì nó giúp gia tăng độ tiếp cận dịch vụ tín dụng, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng có thu nhập thấp, qua đó, góp phần trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, gia tăng sự hiểu biết về mặt tài chính, đồng thời thúc đẩy tiêu dùng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, thị trường cho vay tiêu dùng phát triển mạnh cũng góp phần không nhỏ vào việc hạn chế “tín dụng đen”.

Đánh giá về thị trường cho vay tiêu dùng, nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính cho rằng thời điểm này cũng như trong tương lai, tín dụng tiêu dùng sẽ phát triển mạnh bởi các Công ty tài chính phải tăng cạnh tranh để đưa ra các sản phẩm tín dụng lãi suất thấp hơn thông qua việc kết hợp tiêu thụ sản phẩm thương mại trong liên kết kinh doanh với các nhà sản xuất. Từ đó, người tiêu dùng có thể tiếp cận được khoản vay rẻ hơn khi có nhu cầu vay tiêu dùng.

Thúy Ngà