Theo ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội XD Việt Nam, quy hoạch diện tích lớn thì kinh phí thiết kế lớn lại dễ làm đã thế còn được ưu tiên là khách hàng đối ngoại, khách hàng VIP. Cứ như vậy, các khu phường làng bị lãng quên.

Ông Hùng cho rằng, một tồn tại rất lớn trong thời gian quan là công tác lập quy hoạch chi tiết rất chậm, không kịp phục vụ cho quản lý theo quy hoạch đặc biệt là quy hoạch chi tiết khu “phường làng”, lại càng chậm hơn không được quan tâm. Đây là công việc vừa khó lại không mang lại hiệu quả cho người lập quy hoạch, người tham mưu và người duyệt quy hoạch. Họ ưu tiên cho các khu, tiểu khu đô thị mới vừa có nhiều điều kiện thuận lợi: trên mảnh đất mà công tác đền bù giải phóng mặt bằng thuận lợi, tập trung vào các khu đất nông nghiệp, ao hồ, sau khi quy hoạch, phê duyệt dự án cho các nhà đầu tư họ lại được hưởng các quyền lợi lớn.

{keywords}
Nhiều làng trong phố ngõ chật hẹp cấm ô tô đi vào

Đồng quan điểm, KTS Trương Văn Quảng cho biết, trong quá trình phát triển đô thị, nhiều địa phương lấy phương thức phát triển các dự án khu đô thị mới làm chiến lược trọng tâm. Các địa phương còn hào phóng cứ đâu có đất trống ít giải phóng mặt bằng là ban phát các dự án cho các chủ đầu tư mà không cần quan tâm tới quy hoạch chung, đến lợi ích lâu dài của đô thị, của cộng đồng,… 

Các dự án này ít nhiều cũng gây tác động xấu đến khu vực ven đô về biến động đất đai, kết cấu hạ tầng và môi trường, bởi thế đã hình thành nhiều dự án ốc đảo, còn các dự án triển khai thiếu sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, dịch vụ,… Chưa kể tới sự biến tướng của các dự án phát triển khu đô thị mới tăng mật độ xây dựng, chiều cao công trinh hoặc chuyển chức năng sử dụng,.. tạo sự chệch hướng không gian tổng thể. 

Khu ổ chuột giữa thành phố

Khảo sát tại Hà Nội cho thấy, trong khi nhiều khu đô thị, tòa nhà mới mọc lên thì mọt tình trạng đáng lo ngại là hàng triệu người dân sống trong các làng, ngõ xóm bị đô thị hóa một cách ồ ạt, lộn xộn tạo nên một vùng nhà ở ổ chuột kiểu mới, là các khu ngõ ngách, không ánh sáng mặt trời, đường xá chật hẹp, hạ tầng kỹ thuật yếu kém, ngập úng. Điều kiện sống tồi tệ, trẻ em không có chỗ chơi, người già không có chỗ đi dạo, xảy ra sự cố xe cứu hỏa không thể vào, xe cứu thương không kịp cấp cứu.

Hiện tượng này tồn tại không chỉ các phường làng trong các quận nội thành mà còn đang phát triển, tồn tại ở các làng xóm ngoài thành bên cạnh các khu đô thị, khu công nghiệp mới.

Các khu ven đô trước khi là khu công nghiệp chuyển đổi thành đô thị mật độ cao làm nên tình trạng xôi đỗ giữa đô thị người giàu và sự xuống cấp vì quá tải của các làng xung quanh với những người nghèo khổ.

Không chỉ riêng Hà Nội, tại TP Cần Thơ, các khu vực đông dân cư và thu nhập thấp với điều kiện hạ tầng rất kém, các ngõ hẻm bị lấn chiếm và thiếu đồng bộ, tỷ lệ đường được trải nhựa và bê tông chiếm 78,47% nhưng phần lớn đã xuống cấp, hư hỏng. Các hẻm chỉ rộng 2m, chủ yếu do nhu cầu của người dân ự góp tiền để sử dụng thiếu an toàn xe cứu thương, cứu hỏa, taxi không vào được và hầu hết đều thiếu hệ thống hoát nước gây mất vệ sinh do thoát nước không được kiểm soát.

Theo TS Đặng Việt Dũng, Chủ  tịch Hội XD Đà Nẵng, các khu đô thị cũ, đặc biệt là ở các khu vực trung tâm hàng ngày hàng giờ đang chịu áp lực lớn về điều kiện hạ tầng. Lực hấp dẫn của các khu đô thị cũ ở trung tâm kéo theo sự tăng trưởng rất nóng về dân số dẫn đến sự quá tải về hạ tầng, chỗ ở, giáo dục, nếu không có giải pháp hiệu quả sẽ phải đối mặt với sự hình thành khu ổ chuột mới ở khu vực trung tâm.

Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, sau quy hoạch chung cho mỗi đô thị cần tổ chức nghiên cứu, ban hành cùng với quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, khu vực làng xóm từ nguốn vốn ngân sách, kèm theo quy hoạch là các quy định quản lý cho từng khu vực.

Có thể nói, làng cổ và làng cũ đã thành bộ phận hữu cơ của đô thị, trước mắt là đối tượng của chính sách nâng cấp đô thị, nhưng về lâu dài là đối tượng của chính sách cải tạo các khu đô thị cũ nói chung. Còn làng mới và làng truyền thống cùng với dòng nhập cư đông đúc đổ vào thành phố là sản phẩm của quá trình đô thị hóa nhanh hiện nay, đang rất cần Chính phủ kịp thời có đối sách thích hợp để không trở thành những hiện trạng đau khổi và rồi chính quyền thành phố phải đau đầu tìm cách xử lý tốn kém.

D.Anh