{keywords}
{keywords}

Thị trường StartUp Việt trong 3 năm qua chứng kiến những thay đổi tích cực và sự quan tâm của những tập đoàn lớn cho một thị trường startup bền vững.

Năm 2016 được xem là một năm “trồng cây, đơm hoa nhưng chưa có quả” của các StartUp Việt với sự tăng trưởng rõ rệt về số lượng và sự tham gia của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, rào cản về thủ tục hành chính và thói quen tiêu dùng của xã hội Việt Nam chưa tạo được mảnh đất màu mỡ thật sự cho StartUp Việt được ươm mầm.

Năm 2017 bắt đầu đánh dấu giai đoạn chuyển mình và bùng nổ rực rỡ của thị trường StartUp Việt. Cả nước tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo với tổng số vốn hơn 291 triệu USD, tăng gần gấp đôi về mặt số lượng thương vụ và gần 50% về mặt tổng số vốn đầu tư so với năm 2016.

Năm 2018, các số liệu càng thêm củng cố niềm tin về sự phát triển của thị trường StartUp Việt với 70 co-working space, 40 quỹ đầu tư, thu hút 890 triệu USD, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2017.

Đặc biệt, giai đoạn cuối 2018 đến đầu 2019, nhiều tập đoàn lớn trong nước đã tham gia vào đầu tư mạo hiểm như Viettel, Vingroup, CMC, FPT,... Sự tham gia của các tập đoàn tầm cỡ mang đến những dấu hiệu tích cực cho cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam khi được hỗ trợ về nguồn vốn cũng như kinh nghiệm từ những chuyên gia hàng đầu. 

{keywords}

 

Ngày 15/6/2019 Tổng Công ty Viễn thông Viettel phát động cuộc thi Tìm kiếm giải pháp sáng tạo toàn cầu - Viettel Advanced Solution Track 2019 dành cho các StartUp trong và ngoài nước, trải qua 1 tháng phát động với hơn 200 ý tưởng/ sản phẩm đã được gửi đến.

Ngày 31/7/2019 danh sách 10 đội lọt vào chung kết tại Campuchia được công bố. Hành trình đến với chung kết Viettel Advanced Solution Track 2019 với nhiều cảm xúc chính thức bắt đầu với các đội có tên: Graam, VVN, Appa, Vuihoc, MultiGlass, Agrobot, TiMobile, Ipfication, Innova Solutions và LaundryKH.

{keywords}

Gặp nhau tại Campuchia các đội trải qua những quãng đường bay dài từ khắp nơi trên thế giới, được các thành viên Ban giám khảo tận tình hướng dẫn từ những kỹ năng thuyết trình đến những chia sẻ, dặn dò tâm huyết từ những trải nghiệm thực tế và kinh nghiệm quý báu của họ.

Gene Soo, người sáng lập StartupsHK tại Hồng Kông chia sẻ, chính ông cũng đang tiếp tục khởi nghiệp thông qua việc tham dự các cuộc thi tương tự như các thí sinh ngày hôm nay. Ông Gene Soo cho rằng, việc lọt vào chung kết đã là sự thành công của bất cứ đội thi nào, cho dù có thắng giải không. Vì với người khởi nghiệp, điều quan trọng nhất là có cơ hội để được nói về sản phẩm của mình, đặc biệt là trước nhà đầu tư tiềm năng.

{keywords}

Là một người đã từng tới Campuchia để khởi nghiệp cách đây 10 năm, và với rất nhiều năm kinh nghiệm, Shark Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc Điều hành quỹ Cyber Agent tại Việt Nam và Thái Lan chia sẻ rằng những ngày đầu khai phá lĩnh vực này, các doanh nghiệp Việt Nam và trong khu vực còn bỡ ngỡ với nhiều khái niệm. Như cổ phần phổ thông (common share), cổ phần lập hội (personal share), tại sao cùng là cổ phần mà tôi khác anh lại khác?.

{keywords}

Nhưng rồi sau hơn 10 năm, tới nay các khái niệm đầu tư này đã trở nên phổ biến. Thậm chí hiện tại ở Việt Nam không phải tổ chức các cuộc thi hay hội thảo thu hút nhà đầu tư nữa, mà nhà đầu tư như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…thậm chí phải tranh nhau để có được cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào sản phẩm.”

Không chỉ dừng lại ở vai trò một cuộc thi, kết nối các ý tưởng sáng tạo với những chuyên gia đầu ngành, nhiều kinh nghiệm, Viettel Advanced Solution Track 2019 còn được xem là một trong những con đường ngắn nhất giúp các StartUp vươn ra biển lớn với các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp lớn cho StartUp.

Trên thực tế, dù mới chỉ tham gia vòng sơ loại của cuộc thi, đã có 20 dự án khởi nghiệp được Viettel lựa chọn để đàm phán ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, với lợi ích độc quyền chia sẻ doanh thu từ 40-75% ngay trong năm nay khi đưa vào hệ thống kinh doanh tại Việt Nam và 10 quốc gia khác mà Tập đoàn này đang có hoạt động đầu tư.

Nhưng có lẽ, điều thu hút các StartUp không chỉ Việt Nam mà nhiều đội đến từ khắp các châu lục khác nhau tham gia cuộc thi chính là cơ hội được Viettel tài trợ 100% chi phí cho 3 đội thi xuất sắc nhất sang Mỹ tham gia vòng chung kết VietChallenge - cuộc thi StartUp cho người Việt toàn cầu tại Mỹ với giải thưởng hơn 1 tỉ đồng bên cạnh các giải thưởng chung cuộc bằng tiền mặt.

{keywords}

Với thông điệp “Khởi tạo thực tại mới”, cuộc thi mở ra một sân chơi công bằng cho các StartUp trong nước và quốc tế thoả sức thể hiện, tìm kiếm các giải pháp đột phá kết hợp thế mạnh viễn thông để tạo ra các Sản phẩm/ Dịch vụ tầm cỡ quốc tế áp dụng cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Chỉ trong 1 tháng kể từ ngày bắt đầu, cuộc thi đã tiếp nhận hơn 200 ý tưởng sáng tạo đột phá và mang tính thực tiễn cao trong các lĩnh vực IoT, thương mại điện tử, nông nghiệp, giáo dục. Đặc biệt năm nay, có rất nhiều đội đến với cuộc thi bằng những giải pháp nhân văn và thực tế cho phát triển nông nghiệp, giáo dục, hỗ trợ người khuyết tật.

Trải qua suốt những buổi thuyết trình căng thẳng, 10 đội đã xuất sắc vượt qua hàng trăm đối thủ khác để cạnh tranh 3 suất tham gia chung kết tại Mỹ. Đây có thể xem là phần thưởng quý giá nhất, là cơ hội hiếm có để các startup trẻ có thể gặp gỡ, trau dồi kinh nghiệm và học hỏi từ những chuyên gia kinh tế hàng đầu.

Trong quá trình tham gia chung kết tại Mỹ, các đội thi cũng sẽ nhận được chương trình cố vấn 1-1 từ các giáo sư tại các trường Harvard, MIT, Đại học Boston; các chuyên gia đầu ngành tại thung lũng Silicon; tham gia tuần tập huấn kỹ năng thuyết trình; thăm quan hệ sinh thái khởi nghiệp Boston; tiếp cận và làm việc với các nhà đầu tư uy tín tại Mỹ để kêu gọi đầu tư…

{keywords}

 

Bước vào vòng Chung Kết cùng với những giải pháp sáng tạo được xem là tiềm năng nhất, các đội thi với sự tự tin và tài năng của mình đã mang đến một không khí hào hứng cùng những cuộc tranh luận đầy sôi nổi. Kịch tính, hấp dẫn, lôi cuốn và nhiều cảm xúc là những gì vòng Chung Kết cuộc thi Viettel Advanced Solution Track 2019 mang lại cho tất cả Hội Đồng BGK cũng như các đội tham dự.

Sau 4 giờ làm việc căng thẳng với các bài thuyết trình hùng biện của top 10, ban giám khảo lựa chọn ra được 3 đội có sản phẩm xuất sắc nhất để trao giải: đội VVN (Việt Nam) đạt giải Nhất, TiMobile (Indonesia) đoạt giải Nhì và đội Graam (Việt Nam) đoạt giải Ba.

{keywords}
 
 

VVN - Việt Nam: với sản phẩm VVN AI là công ty công nghệ chuyên sâu về các thuật toán có tính sáng tạo cao kết hợp công nghệ AI Deep learning và Machine learning để xử lý các bài toán khó về hình ảnh như nhận dạng mặt người, xử lý ảnh trong video, nhận dạng và xử lý các file ảnh cho các loại giấy tờ.

Timobile - Indonesia với sản phẩm Mvicall - Mvicall là một giải pháp mới được phát triển bởi Timobile trong việc thực hiện các cuộc gọi điện thoại di động. Tính năng chính của Mvicall là tự động thay thế nhạc chuông của người nhận bằng video của người gọi (có thể tự tạo hoặc mua từ thị trường).

Mvicall cũng có tính năng “live explore” khám phá trực tiếp trên mạng, giúp mọi người có thể xem các video của người dùng khác tải lên trong “thời gian thực” và có thể nhấn nút “like hoặc báo cáo trực tiếp” bên trong. Ngoài ra, một chức năng khác nữa là cho phép là cho phép người nhận cuộc gọi có thể thay đổi các trạng thái khác nhau cho từng người gọi.

Graam - Việt Nam với sản phẩm Graam: Trong lĩnh vực viễn thông, Graam - StartUp 2 năm tuổi, có trụ sở tại Paris, Pháp, là một trong những cái tên nổi bật trong số những đội tham gia cuộc thi do Viettel tổ chức năm nay. Nhờ việc kết hợp giữa công nghệ viễn thông và điện toán đám mây, hệ thống dịch vụ Cloud Call Center của Graam có thể cung cấp cho các doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế công cụ kết nối hoàn toàn online với khách hàng, cạnh tranh sòng phẳng với các nhà cung cấp danh tiếng khác trên thế giới.

{keywords}

Ông Cao Anh Sơn - Tổng Giám đốc Viettel Telecom - Trưởng ban tổ chức cuộc thi cho biết: “Các đội thi tham gia cuộc thi Tìm kiếm Giải pháp Sáng tạo Toàn cầu năm nay đều là những đội có những ý tưởng, sản phẩm có tiềm năng ứng dụng cao trong nhiều mặt của cuộc sống. Cuộc thi được đánh giá cao từ BGK và các đội tham gia, thể hiện qua thành phần BGK có những người rất nhiều kinh nghiệm.

Cuộc thi năm nay tạo tiền đề để mở rộng không chỉ ở phạm vi các thị trường Viettel đầu tư mà sẽ trở thành 1 chương trình thường niên để tìm kiếm những ý tưởng/ sản phẩm, tài năng của startup trên toàn thế giới.”

{keywords}

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc tìm ra 3 gương mặt xuất sắc nhất, Viettel Advanced Solution Track 2019 đã tạo cơ hội cho rất nhiều ý tưởng sáng tạo được tìm thấy, kết nối với các nhà đầu tư và mở ra những hợp tác phát triển thực tế, có tính định hướng lâu dài. Điển hình đã có hơn 20 ý tưởng sáng tạo được các nhà đầu tư xem xét và hỗ trợ phát triển, trong đó một số giải pháp sẽ được “hái quả ngọt” ngay trong cuối năm nay.Viettel Advanced Solution Track 2019 khép lại sau 2 tháng phát động với sự lộ diện của 3 giải pháp sáng tạo xuất sắc được Viettel tài trợ 100% chi phí để tham gia tranh tài ở cuộc thi Vietchallenge tại Boston (Hoa Kỳ) vào tháng 9 tới. Ban tổ chức và giới chuyên môn kì vọng họ sẽ mang đến những đóng góp nhất định trong sự phát triển chung của thị trường startup bền vững, thúc đẩy sáng tạo khoa học của các bạn trẻ đồng thời viết tiếp những kỳ tích ở cuộc thi tầm cỡ cao hơn. 

Minh Ngọc