Cách trung tâm TP HCM khoảng 7 km, có một xóm nghèo chuyên nghề nhặt rau muống thuê từ hơn 10 năm nay. Họ đều là những dân lao động nghèo từ các tỉnh lên thành phố mưu sinh.

{keywords}

Xóm nghèo nhặt rau muống thuê ấy nằm ở gần Rạch Gò Dưa, thuộc P.Tam Phú (Q.Thủ Đức, TP.HCM).

{keywords}

Xóm chuyên nghề nhặt rau muống thuê có khoảng 8 hộ với 20 người làm nghề này từ khoảng 10 năm nay, trong đó chủ yếu là phụ nữ.

{keywords}

Họ chủ yếu là những dân lao động nghèo từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ, miền Bắc dắt díu vào đây mưu sinh.

{keywords}

Mỗi người một hoàn cảnh nhưng hằng ngày, họ đều cần mẫn với công việc, ngồi từ sáng đến chiều chỉ để tuốt lá rau muống lấy phần thân rau.

{keywords}

Những bó rau muống được mang từ các quận Thủ Đức, Hóc Môn, Gò Vấp... về đây để họ tuốt lá. Thân rau muống sau đó được bó lại và đưa đến cơ sở bào rồi phân phối đến các quán ăn khắp Sài Gòn.

{keywords}

Bà Lê Thị Linh (80 tuổi), có thâm niên hơn 4 năm làm công việc này. Từ Nam Định vào Sài Gòn, bà hiện sống cùng con rể và con gái. Cuộc sống của cả nhà chưa ổn định, bà xin làm nghề nhặt rau muống thuê kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

{keywords}

Mỗi ngày, bà Linh đi bộ hơn 1km từ nhà đến xóm làm việc. Làm từ 8 giờ sáng đến 16 giờ, bà nhặt được khoảng 6 bó rau, mỗi bó nặng 10 ký. "Mình già rồi, ngồi một chỗ làm việc vẫn đỡ hơn là đi lang thang ngoài đường bán vé số, buôn ve chai chẳng hạn. Công việc này cũng không có gì khó khăn, nặng nhọc nhưng thu thu nhập thì thấp lắm", bà Linh chia sẻ.

{keywords}

Chị Nguyễn Thị Mẹo (68 tuổi, quê Sóc Trăng) cũng làm công việc nhặt rau muống thuê này được hơn 4 năm.

{keywords}

Ở quê làm ruộng không đủ ăn, con lại bệnh tật, chị đành bỏ quê lên Sài Gòn mưu sinh. Đất ruộng ở quê phần chị cầm cố, phần giao cho chồng trông coi. Mỗi ngày, chị nhặt từ từ 8 - 10 bó rau muống.

{keywords}

Cũng quê ở Sóc Trăng, chị Lý Thị Sà Quếch (dân tộc Khmer) vì thấy cảnh làm ruộng thuê cực khổ nên rời quê hương kiếm kế sinh nhai. Chồng mất sớm, chị mang theo 4 người con (lớn nhất 30 tuổi), thuê căn nhà trọ lụp xup với giá 800 ngàn/tháng để ở. Trong ảnh, chị đang ngồi nhặt rau muống ngay trước cửa nhà.

{keywords}

Các con chị đều chưa có công ăn việc làm ổn định. "Công này này thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn nên ở đây ai cũng bị nước ăn tay, ăn chân, ngứa ngáy rất khó chịu. Mỗi tối về phải bôi thuốc cầm cự", chị chia sẻ. Những người làm nghề này cho biết, họ có thể đeo bao tay khi làm việc, nhưng nếu vậy, năng suất sẽ giảm đi nhiều.

{keywords}

Đôi bàn chân của bà Linh mốc trắng vì bị nước ăn. Ngoài ra, do ngồi nhiều nên mỗi tối về nhà, bà lại uể oải, đau nhức khắp mình mẩy.

{keywords}

Khá nhất trong xóm nhặt rau muống thuê là bà Hạnh (70 tuổi). Bà có nhà cửa ở đây, con cái có công việc ổn định. Bà làm công việc này chỉ để không phụ thuộc con cháu và vì "ở nhà rảnh cũng không biết làm gì cho qua ngày". Còn lại, hầu hết người làm nghề này đều nghèo, thu nhập thấp và bấp bênh.

{keywords}

Mỗi ký rau muống khi nhặt xong được trả 1.000 đồng/ký. Mỗi ngày, người nào chăm chỉ thì cũng chỉ nhặt được hơn 10 bó.

{keywords}

Công việc này nhộn nhịp nhất là vào buổi sáng. Buổi chiều sẽ có người đến lấy rau muống mang đi cơ sở bào rau.

{keywords}

Ngoài ra, còn có một vài người đều đặn ghé xóm để xin lá rau muống về cho cá, gà, heo... ăn.

{keywords}

Vì thu nhập bấp bênh, nên nơi ở của họ là những căn nhà trọ chật hẹp, lụp xụp. "Ở đây gần con rạch nên khá ô nhiễm, nhiều ruồi muỗi. Mỗi khi mưa lớn thì nước lại ngập lênh láng", ông Danh Tài, một người sống trong xóm cho biết.

{keywords}

Đến chiều muộn, công việc của những dân lao động nghèo với nghề nhặt rau muống thuê mới kết thúc. Cuộc sống của họ đa phần chỉ quanh quẩn xóm trọ, làm bạn với những cây rau muống từ ngày này sang ngày khác.

(Theo Trí Thức Trẻ)