Nhiều người điều khiển phương tiện giao thông, nhất là chị em phụ nữ còn không biết đèn pha và đèn cốt khác nhau như thế nào và để làm gì.

Tháng 10 năm ngoái, ở tỉnh Tiền Giang có một án mạng chỉ vì người này đi xe trong thành phố nhưng bật đèn pha làm lóa mắt người kia.

Còn bình thường, tuy không đến nỗi cãi nhau đâm chết người nhưng hóa ra tỉ lệ những người điều khiển xe máy và ô tô sử dụng đèn pha trong thành phố là khá cao. Điều này có thể kiểm chứng dễ dàng nếu bạn ra ngoài phố vào ban đêm. 

{keywords}

Đèn pha trong phố gây chói mắt người lưu thông ngược chiều, điều này đã từng dẫn đến án mạng. Hình minh họa

Ở Hà Nội hầu như 90% xe máy đều bật đèn pha. Với ô tô, tỉ lệ này ít hơn nhưng cũng vượt quá 30%. Nhiều người điều khiển phương tiện giao thông, nhất là chị em phụ nữ còn không biết đèn pha và đèn cốt khác nhau như thế nào và để làm gì. Thậm chí họ còn không biết công tắc đổi đèn pha cốt nằm ở đâu.

Đã có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra khi người điều khiển xe bị chói mắt do ánh đèn pha của xe đi ngược lại. Sự chói mắt này nhiều khi làm người điều khiển xe bị mất phương hướng, dẫn đến lạc lái và gây tai nạn.

Một luồng ánh sáng mạnh chiếu vào mắt đột ngột có những tác hại ghê gớm.

Vào những năm 1970, một loại lựu đạn phát sáng có tên M84 Stun Grenade đã được binh lính Anh sử dụng để làm mù tạm thời đối phương trong 5 giây.

Ngày nay, những xe đời mới thường được trang bị hệ thống đèn xe-non có cường độ ánh sáng rất mạnh.

Nếu bị những đèn pha này chiếu vào mắt đột ngột, tác hại gây ra không kém loại vũ khí kể trên.

Khi chạy xe trong thành phố vào ban đêm, bạn có thể không thấy khó chịu lắm khi bị xe chiếu đèn vào mắt bởi hệ thống đèn đường đã làm giảm bớt tác hại của việc này.

Nhưng nếu bạn điều khiển xe trên xa lộ thì sự chói mắt thực sự là nỗi khiếp sợ và bực tức của nhiều lái xe.

{keywords}

Đã có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra khi người điều khiển xe bị chói mắt do ánh đèn pha của xe đi ngược lại. Hình minh họa

Khi nhận thấy xe đi ngược chiều làm chói mắt, bạn hãy nháy pha rồi hạ cốt để nhắc nhở họ. Nếu họ vẫn cố tình chiếu pha vào mắt bạn, hãy cúi đầu tránh nhìn thẳng vào ánh đèn, hãy nhìn sang bên trái đường và giảm tốc độ nếu bạn bị lóa mắt, thậm chí dừng lại cho đến khi mắt bạn trở lại bình thường.

Vấn đề chói mắt do đèn xe đã được các kỹ sư sản xuất ô tô tính đến từ những năm 1915.

Hồi đó những chiếc Cadillac được trang bị đèn pha có chóa đã gây khó chịu cho rất nhiều người đi ngược chiều. Hãng Cadillac đã chế ra đèn có thể gật gù. Để đèn chiếu xuống, lái xe phải đi ra ngoài để bẻ cụp đèn xuống bằng tay. Sự bất tiện này được cải tiến hai năm sau đó bằng hệ thống dây kéo và khớp động dòng vào trong xe.

{keywords}

Chiếc đèn ô tô đầu tiên chiếu sáng bằng khí ga

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, người lái xe đã có thể chuyển đèn pha cốt bằng một động tác đơn giản.

Tuy nhiên, rất nhiều người trong số chúng ta không làm điều đó vì không hiểu biết hay thiếu ý thức cộng đồng. Mặc dù luật chúng ta có đủ với mức phạt lên đến 800.000đ cho ô tô và 100.000đ cho xe máy sử dụng đèn pha trong thành thị.

Đã đến lúc cục CSGT mở chuyên đề nhắc nhở những người sử dụng đèn pha không đúng quy định. Sau chuyên đề nhắc nhở sẽ là chuyên đề phạt thật lực những người cố tình không tuân thủ. Có như vậy, thành phố chúng ta mới có thể văn minh như phương tây 100 năm về trước.

(Theo Soha)