Thị trường ô tô Ấn Độ ghi nhận mức tiêu thụ giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính, kể từ khi Ấn Độ thực hiện lệnh phong tỏa toàn quốc ngày 24/3, doanh thu ngành ô tô đã mất   hơn 23 tỷ rupee (khoảng 306 triệu USD) mỗi ngày.

Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với khoản lỗ lũy kế là 1.265 tỷ rupee (khoảng 16,8 tỷ USD) trong khoảng thời gian 55 ngày phong tỏa toàn quốc. Trong khi đó, dự kiến Chính phủ Ấn Độ sẽ kéo dài lệnh phong tỏa này tới ngày 17/5.

Trước khó khăn này,  các doanh nghiệp ô tô Ấn Độ đã cùng gửi thư tới Chính phủ đề xuất việc xem xét nới lỏng cách ly, cho phép sản xuất ô tô mở cửa trở lại. 

{keywords}
Ngành công nghiệp ô tô Ấn Độ ước tính thiệt hại hàng chục tỷ USD nếu tiếp tục bị dừng hoạt động đến ngày 17/5.

Trong thư, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Ấn Độ (SIAM), Hiệp hội các nhà sản xuất linh kiện ô tô Ấn Độ (ACMA) và Liên đoàn các đại lý ô tô Ấn Độ (FADA) khẳng định tầm quan trọng của ngành nếu không được sớm mở cửa sản xuất.

Các doanh nghiệp cho rằng, ngành công nghiệp ô tô ở Ấn Độ là động lực chính của nền kinh tế, với doanh thu khoảng 120 tỷ USD, đóng góp 7% vào GDP của Ấn Độ, chiếm 49% sản lượng sản xuất toàn quốc và tạo ra việc làm cho trên 37 triệu người, cả trực tiếp và gián tiếp. Hàng năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành này đạt 27 tỷ USD.

SIAM, ACMA và FADA khẳng định, các doanh nghiệp hiện đều đã thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn trong chống dịch Covid-19, đảm bảo tuân thủ đúng các quy tắc cách ly xã hội theo quy định của chính phủ. Vì vậy, việc mở cửa sản xuất trở lại sẽ không đi ngược với lo ngại gia tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Trước đó, Chính phủ Ấn Độ đã nới lỏng cách ly xã hội, cho phép các ngành sản xuất sản phẩm và dịch vụ thiết yếu hoạt động trở lại như thép, xi măng...

Đình Quý (theo AutocarIndia)

Các hãng ô tô Đức hụt hẫng trước gói cứu trợ của Thủ tướng Angela Merkel

Các hãng ô tô Đức hụt hẫng trước gói cứu trợ của Thủ tướng Angela Merkel

Ngành công nghiệp ô tô Đức sụt giảm kỷ lục, thấp nhất kể từ năm 1991, trong khi gói hỗ trợ tài chính phục hồi nền kinh tế của Chính phủ lại không đề cập đến sản phẩm động cơ đốt trong. Điều này khiến các hãng xe hụt hẫng.