Cửa sổ quay tay, đầu cassette, cửa kính phụ, ăngten cơ bắp… từng là đặc trưng nhiều năm của xe hơi nhưng dần biến mất và bị thay thế bằng bộ phận hiện đại hơn.

{keywords}
Cửa sổ quay tay. Tính năng từ thời sơ khai gần như tuyệt chủng trên dòng xe hiện đại, thậm chí thế hệ xe điện còn không cần tới chức năng điều khiển cơ học bởi tất cả được thực hiện trên màn hình cảm ứng. Tuy nhiên, hai mẫu Suzuki Celerio SZ2 và SZ3 gần đây vẫn dùng dạng cửa sổ này.

 

{keywords}
Đầu CD, cassette. Thời đại công nghệ biến những vật dụng như đầu CD và cassette trở thành đồ cổ. Xe bây giờ phát nhạc qua thẻ nhớ, đồng bộ với smartphone hoặc các thiết bị phát nhạc thông minh khác. Về mặt này, Suzuki Celerio tiếp tục ghi dấu ấn đi ngược xu thế khi trang bị đầu phát đĩa CD cổ điển.

 

{keywords}
Hộp đựng xu. Vật dụng này phát huy hiệu quả tại các quốc gia có hệ thống thu phí giao thông bằng tiền xu. Thế nhưng, nó cũng trở nên hiếm dần khi các quốc gia đó chuyển sang thu phí tự động không dùng tiền.

 

{keywords}
Cửa chớp cho cửa kính sau. Bộ phận này xuất hiện lần đầu trên chiếc Lamborghini Miura rồi sau đó có mặt trên mẫu xe Ford, Datsun và Vauxhall. Tuy nhiên, theo thời gian chúng trở nên lỗi thời vì cản trở tầm quan sát của người lái.

 

{keywords}
Chó gật ngù. Đã có thời đồ chơi này xuất hiện trong hầu hết cabin. Thế nhưng, chất liệu keo dán không tốt, cộng với thiết kế có phần lỏng lẻo khiến phần đầu chó bật ra khi xe đi vào chỗ xóc, ổ gà. Nhiều trường hợp nó rơi ra, mắc kẹt ở phần chân ga, chân phanh gây tai nạn đáng tiếc.

 

{keywords}
Cửa kính phụ. Bộ phận này giống lỗ thông gió nhỏ cho phép gió đi vào cabin mà không cần mở cửa sổ xe. Thiết kế cửa kính phụ rất thịnh hành những năm 40, 50 và 60 nhưng dần biến mất vào những năm 80 khi xe có hệ thống điều hòa.

 

{keywords}
Tầm quan sát. Ôtô ngày nay đòi hỏi độ an toàn rất lớn nên các cột xe ngày càng phình to làm chắn tầm quan sát phía trước và sau. Cột A và C thu nhỏ giúp người lái lùi xe hoặc tiến ra từ vị trí đỗ dễ dàng hơn mà không cần hệ thống hỗ trợ như camera, cảm biến an toàn.

 

{keywords}
Mui xe bằng nhựa dẻo. Đã có thời thiết kế này được xem là không thể thiếu với người năng động, phóng khoáng và đậm chất chơi. Cửa sổ trời hiện nay tuy bắt nguồn từ ý tưởng đó nhưng không đại diện cho tính cách này.

 

{keywords}
Đèn pha dạng chớp. Khi hai mẫu xe Lotus Esprit và Corvette C5 bị khai tử năm 2004, dạng đèn pha này không còn nữa, một phần do quy định mới về an toàn cho người đi bộ. Trước đó, rất nhiều mẫu xe Volvo sử dụng đèn pha dạng chớp.

 

{keywords}
Ăngten kiểu cũ. Thời đầu, ăngten của xe được thiết kế trần trụi kiểu này, trông cơ bắp và khỏe khoắn. Ăngten xe ngày nay được thiết kế nữ tính và mềm mại hơn nhiều.

 

{keywords}
Cửa thông gió. Tác dụng của cửa gió hiện nay khác với trước đây. Dòng xe cũ, nhất là Mercedes W123, có hệ thống thông gió hiệu quả tới mức không cần bật điều hòa vẫn tận hưởng không khí mát mẻ bên ngoài.

(Theo Zing)

5 bộ phận hay hỏng nhất trên ôtô

5 bộ phận hay hỏng nhất trên ôtô

Lốp, lazăng, đèn chiếu sáng, gạt mưa, gioăng kính… được cho là những bộ phận hay hỏng nhất trên ôtô.

Xăng ô tô hết, bộ phận nào ảnh hưởng nặng nề nhất?

Xăng ô tô hết, bộ phận nào ảnh hưởng nặng nề nhất?

Thói quen để xăng về đến vạch E vô tình khiến động cơ ô tô giảm tuổi thọ và 1 số bộ phận sẽ nhanh chóng hết vòng đời.

Các bộ phận trên xe ô tô có 'vòng đời' bao lâu?

Các bộ phận trên xe ô tô có 'vòng đời' bao lâu?

Ô tô được cấu thành từ rất nhiều bộ phận khác nhau, trong quá trình vận hành, một số bộ phận có vòng đời rất thấp. Do đó, bạn nên nắm được tuổi đời của chúng để thay thế đúng thời điểm.

Những bộ phận nhỏ mà hữu ích trên ô tô không phải ai cũng biết

Những bộ phận nhỏ mà hữu ích trên ô tô không phải ai cũng biết

Tất cả những bộ phận trên ô tô đều có những tác dụng hữu ích riêng của nó nhưng không phải ai cũng biết. Bạn sẽ bất ngờ với những chức năng của nhiều bộ phận sau đây.

Tìm hiểu các bộ phận cơ bản trên ô tô

Tìm hiểu các bộ phận cơ bản trên ô tô

Nắp capô, lưới tản nhiệt, vô lăng hay cần số… là những bộ phận cơ bản trên ô tô mà chắc hẳn ai cũng từng nghe qua, nhưng liệu có bao nhiêu người hiểu được chức năng của chúng?

5 bộ phận trên xe máy dễ hư hại nhất

5 bộ phận trên xe máy dễ hư hại nhất

Hãy là người lái xe thông thái với việc bảo dưỡng thường xuyên "ngựa sắt" của mình cùng một chút kinh nghiệm chăm sóc, bảo dưỡng bạn sẽ có những chuyến đi an toàn.

Những bộ phận chịu ảnh hưởng khi xe bị ngâm trong nước

Những bộ phận chịu ảnh hưởng khi xe bị ngâm trong nước

Nước sẽ biến cỗ xe của bạn thành cái gì đây?

Những bộ phận nào trên xe máy dễ hư hỏng nhất?

Những bộ phận nào trên xe máy dễ hư hỏng nhất?

Những chiếc xe máy hiện đại có độ an toàn, tin cậy cao. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta có thể quên đi việc bảo trì, bảo dưỡng xe thường xuyên, thay thế các bộ phận hỏng.

Những bộ phận xe cần bảo trì trước khi đi xa

Những bộ phận xe cần bảo trì trước khi đi xa

Trước mỗi chuyến hành trình, bạn luôn cần chuẩn bị hành trang đầy đủ và đặc biệt là nên bảo trì toàn diện chiếc xe của mình để tránh gặp sự cố.