Tháng 6/2017, Debra Cruise-Gulyas bị sĩ quan cảnh sát Matthew Minard thuộc đội cảnh sát Michigan chặn xe vì chạy quá tốc độ.

Vì đang trong tâm trạng khá vui vẻ nên cảnh sát Matthew Minard chỉ ghi lỗi rất nhỏ cho Cruise-Gulyas. Dạng lỗi này gần như không gây rắc rối cho người vi phạm vì không được ghi vào hồ sơ lái xe.

{keywords}
Tại Mỹ, tùy vào tính chất vi phạm, lỗi tốc độ có thể phạt nhẹ hoặc ghi vào hồ sơ lái xe. Ảnh: Allstate.

Hầu hết tài xế đều hài lòng với mức phạt này, nhưng Cruise-Gulyas tỏ ra khá tức giận và đã giơ “ngón tay thối” về phía sĩ quan cảnh sát Matthew Minard khi người này lái xe đi.

Hành động của Cruise-Gulyas đã khiến Matthew Minard cảm thấy bị xúc phạm. Ngay lập tức, sĩ quan cảnh sát này chặn xe lần thứ hai với Cruise-Gulyas, đồng thời “tặng” cho nữ tài xế vé phạt giao thông ở mức nghiêm trọng hơn.

Vé phạt lần hai được ghi vào hồ sơ lái xe của Cruise-Gulyas, đồng thời cũng là cách tuyên bố nữ tài xế đã vi phạm nghiệm trọng luật pháp bang Michigan.

Chuyện chưa dừng lại ở đó. Cruise-Gulyas sau đó đã kiện Minard ra tòa, tố sĩ quan cảnh sát này xâm phạm quyền tự do cá nhân được hiến pháp bảo vệ. Minard đã cố tìm cách hòa giải nhưng tòa Đông Michigan bác yêu cầu.

Minard sau đó kháng cáo, vụ án được chuyển lên tòa phúc thẩm Sixth Circuit. Trong thông báo đưa ra, thẩm phán Jeffrey Sutton cho biết hành động thô lỗ, thiếu tôn trọng của Cruise-Gulyas có thể vi phạm quy tắc ứng xử Golden Rule nhưng không phạm luật.

Tòa phúc thẩm tuyên Minard đã xâm phạm quyền tự do cá nhân của Cruise-Gulyas khi chặn xe lần hai một cách không chính đáng. Hiến pháp Mỹ quy định cá nhân có quyền tự do ngôn luận. Dùng ngón tay giữa để bày tỏ ý kiến không phải là hành vi phạm luật.

(Theo Zing)

Vì sao ô tô Trung Quốc vô tư nhái thương hiệu hạng sang?

Vì sao ô tô Trung Quốc vô tư nhái thương hiệu hạng sang?

Trung Quốc vốn nổi tiếng là “thiên đường hàng nhái”. Kể cả những sản phẩm công nghệ cao, đầu tư nhiều vốn như ô tô cũng không ngoại lệ.