Giám đốc điều hành (CEO) Li Chunrong của Proton, hay chính xác hơn là của Perusahaan Otomobil Nasional Sdn Bhd (PONSB), hãng xe nội địa Malaysia ra đời từ năm 1985, đã từng tuyên bố hồi sinh Proton là một phần của kế hoạch 10 năm khi nhận chức vụ vào ngày 29/9/2017 từ tiền nhiệm người Malaysia Datuk Ahmad Fuaad Kenali.

Quyết tâm của CEO mới hãng Proton không chỉ là kỳ vọng của một thương hiệu ô tô đã từng nổi tiếng Malaysia mà còn ẩn chứa tham vọng của người Trung Quốc. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Trung Quốc tại Malaysia, Datuk Keith Li Zhongping nói: “Nhiệm vụ này không chỉ là cam kết cá nhân của anh ấy, mà còn là giấc mơ của Trung Quốc”. Proton tự tin tạo ra lợi nhuận trong năm 2019 hoặc 2020.

{keywords}
CEO Li Chunrong bắt đầu sự nghiệp với Dongfeng vào năm 1987. Thành công được ghi nhận của ông Li là việc thành lập công ty sản xuất xe du lịch Dongfeng vào năm 2007 và dần đưa nó đến chỗ thành công.

Sau khi Proton bán gần 50% cổ phần cho hãng xe Geely hồi tháng 5/2017, hãng xe Trung Quốc tiến hành giai đoạn đầu là tăng lượng xe nhập khẩu vào Malaysia thông qua hãng xe nội địa. Tiếp đến, kế hoạch mở rộng nhà máy Tanjung Malim của Proton vào 2019 và ra mắt trung bình mỗi năm một mẫu xe mới. Bên cạnh các mẫu xe truyền thống như SUV và sedan, Proton sẽ phát triển xe hybrid và trở thành hãng xe đầu tiên của Đông Nam Á bắt kịp xu hướng sản xuất tân tiến trên thế giới.

“Ông Li Chunrong đã làm việc 12 giờ một ngày, 6 ngày một tuần trong suốt 17 tháng qua để hồi sinh công ty thua lỗ dai dẳng”,  tờ The Star viết. Và vị CEO 56 tuổi đã xác nhận điều này, ông cho biết đã thực hiện chế độ làm việc dài và tập trung kể từ khi bắt đầu gánh vác Proton.

Sự tái sinh của Proton đã dần thấy rõ hơn kể từ khi mẫu Proton X70 ra mắt vào tháng 12/2018 với giá từ 99.800RM (khoảng 567 triệu đồng), cạnh tranh trực tiếp với Honda CR-V và Subaru XV. Mẫu crossover này mới chỉ bắt đầu giao hàng từ đầu năm 2019 nhưng đã thống kê được hơn 20.000 đơn đặt hàng và được cho là sẽ tăng doanh thu cho Proton trong năm nay.

“Mọi thứ đang đi đúng hướng. Bắt đầu từ 60.000 xe, mục tiêu tiếp theo của tôi cho Proton là 100.000 xe, tiếp theo là 150.000 và 200.000”, Li Chunrong tự tin nói.

{keywords}
Proton X70 đang gây "sốt" thị trường Malaysia chính là nhờ bàn tay của CEO người Trung Quốc

Kết quả trên hoàn toàn lạc quan đúng như tuyên bố lúc nhận chức của Li Chunrong, khác hẳn những chuỗi ngày khó khăn trước đó. Hãng xe Malaysia bắt đầu giai đoạn tư nhân hóa vào 2012, nhưng doanhsố giảm dần, đến năm 2016 chỉ còn 12% thị phần khiến chính phủ Malaysia phải ra tay bằng khoản tiền hỗ trợ gần 340 triệu USD kèm một số yêu cầu, trong đó có việc tìm kiếm đối tác nước ngoài.

Câu chuyện của Li Chunrong được nhiều người liên tưởng tới Elon Musk, vị CEO nổi tiếng của hãng Tesla (Mỹ). Elon Musk cũng chia sẻ với báo chí rằng mình làm việc khoảng 12 giờ/ngày và ngày nào cũng làm việc. Musk nói ông dành phần lớn số giờ làm việc của mình (ít nhất 90%) cho 2 công ty lớn nhất, Tesla và SpaceX. Ba công ty còn lại, nơi ông đóng vai trò là người sáng lập, nhà đầu tư và giám đốc điều hành, sẽ tiêu thụ nốt số thời gian còn lại.

Kết quả của sự làm việc tập trung gấp đôi người bình thường từ Elon Musk dễ dàng trông thấy chính là các mốc phát triển mới của Tesla và SpaceX, từ xe tự hành, phát triển thị trường mới cho đến kế hoạch đưa người lên vũ trụ.

Đình Quý (theo Paul Tan)

CEO Audi bị bắt vì gian lận khí thải

CEO Audi bị bắt vì gian lận khí thải

Giám đốc điều hành Audi, ông Rupert Stadler, đã bị bắt ở Đức trong cuộc điều tra liên quan tới vấn đề gian lận khí thải.