Sau gần 2 tháng tạm dừng phiên tòa, ngày 15/9, TAND quận 12 đã mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện “Yêu cầu hủy các quyết định và bồi thường thiệt hại” giữa nguyên đơn là ông Phạm Quốc Đạt (35 tuổi, giáo viên Trường THPT Võ Trường Toản) và bị đơn là Trường THPT Võ Trường Toản (quận 12, TP.HCM). 

Trước đó, ngày 13/7, sau khi tiến hành xét hỏi, HĐXX đã tạm dừng phiên tòa để làm rõ một số tình tiết của vụ án.

Theo diễn biến vụ việc, ông Đạt là giáo viên dạy môn Ngữ Văn. Đầu năm 2019, Trường THPT Võ Trường Toản đưa ra quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Đạt.

{keywords}
Nguyên đơn và bị đơn tại tòa

Đồng thời, nhà trường cũng tạm đình chỉ công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm, chuyển ông Đạt sang làm công tác kiêm nhiệm khác. Thời gian thi hành kỷ luật là 12 tháng.

Nguyên nhân khiến ông Đạt bị kỷ luật là do có sai phạm trong hoạt động chuyên môn gây hậu quả nghiêm trọng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

Một trong số sai phạm của ông Đạt là có sự việc hoạt động sân khấu hóa môn Ngữ Văn của học sinh lớp ông Đạt phụ trách. Ông Đạt tổ chức cho các em diễn kịch tái hiện cảnh nhạy cảm trong một số tác phẩm như "Quan âm Thị Kính", "Bỉ vỏ", "Xuân tóc đỏ"... bằng hình thức chiếu bóng.

Trong quá trình sân khấu hóa tác phẩm, các em đứng sau tấm màn để diễn tả hành động và truyền tải đến người xem cảnh nhạy cảm giữa nhân vật Xuân tóc đỏ và cô Tuyết, Thị Mầu và gia nô, cảnh Tám Bính bị hãm hiếp nhờ vào hiệu ứng ánh sáng.

Sau quyết định kỷ luật trên, ông Đạt khởi kiện Trường THPT Võ Trường Toản.

Theo đơn khởi kiện, ông Đạt yêu cầu Tòa hủy các quyết định kỷ luật của Trường THPT Võ Trường Toản; đề nghị trường để ông làm công tác chủ nhiệm, giảng dạy đúng chuyên môn.

Đồng thời, yêu cầu Trường phải xin lỗi công khai trước toàn thể giáo viên, học sinh nhà trường và đăng xin lỗi trên 3 số báo liên tiếp; bồi thường 136 triệu đồng thiệt hại tinh thần và tiền lương, chi phí thuê luật sư.

Trình bày tại tòa, ông Đạt cho rằng việc sân khấu hóa các trích đoạn trong tác phẩm văn học đã được ông thực hiện nhiều năm qua và nhận được sự hưởng ứng của học sinh.

Còn phía đại diện nhà trường là ông Lương Văn Định (Hiệu trưởng) cho rằng, việc kỷ luật ông Đạt để đảm bảo sự tôn nghiêm của nhà trường.

Vệc ông Đạt tổ chức cho học sinh diễn tác phẩm văn học có cảnh nóng mà không có kế hoạch, không thông qua Ban giám hiệu, gây ảnh hưởng đến tinh thần học sinh và làm phụ huynh bức xúc.

Do đó, khi clip rò rỉ trên mạng, 2 phụ huynh đã đến trường bày tỏ sự bức xúc, trong nội bộ học sinh có dư luận không tốt gây ảnh hưởng đến uy tín nhà trường. Học sinh tham gia diễn kịch sau đó đã bị khủng hoảng tâm lý dẫn tới sa sút trong học tập.

Căn cứ vào các tài liệu và quá trình xét hỏi tại tòa, HĐXX nhận định đây không phải tranh chấp về quan hệ lao động, vì ông Đạt được tuyển dụng theo dạng viên chức. Theo quy định của Luật viên chức, việc viên chức bị kỷ luật có quyền khiếu nại để được giải quyết theo Luật khiếu nại.

Việc trường THPT Võ Trường Toản giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng quy định. Quyết định kỷ luật đối với ông Đạt không phải là quyết định kỷ luật buộc thôi việc, không phải là tranh chấp lao động nên không thuộc thẩm quyền của tòa án.

Các yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh từ các quyết định kỷ luật đó không phát sinh, nên không có căn cứ chấp nhận yêu cầu bồi thường.

Vì vậy, HĐXX quyết định tuyên đình chỉ giải quyết vụ án.

Bêu xấu lãnh đạo, cựu chuyên viên UBND TP.HCM bị phạt

Bêu xấu lãnh đạo, cựu chuyên viên UBND TP.HCM bị phạt

Ông Duy chưa đưa ra chứng cứ chứng minh bài viết của mình truyền tải thông tin đúng sự thật, chưa có cơ quan chức năng nào phát ngôn nội dung ông Duy đăng tải là đúng nên tòa đã bác đơn kháng cáo của ông này.

Thanh Phương