- Sau khi đại diện VKS đọc xong cáo trạng, bổ sung nội dung từng là đại biểu Quốc hội, bị cáo Đinh La Thăng bị đưa từ phòng xử án vào khu vực cách ly.

Chiều nay, sau khi công tố viên đọc xong cáo trạng, bổ sung thông tin từng là đại biểu QH, bị cáo Đinh La Thăng bị đưa từ phòng xử án vào khu vực cách ly.

Tòa cũng áp dụng việc cách ly trong quá trình thẩm vấn với bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Sau khi công bố bản cáo trạng, đại diện VKS công bố công văn về việc đính chính cáo trạng ngày 25/12/2017.

Theo đó, cáo trạng bổ sung thêm thông tin ông Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh là ĐBQH khóa 14. UB Thường vụ Quốc hội đã ra quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ĐBQH với ông Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh.

{keywords}
Cảnh sát dẫn giải bị cáo Đinh La Thăng. Ảnh TTXVN

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc PVC) cho hay, hợp đồng EPC số 33 được ký khi còn thiếu nhiều điều kiện.

{keywords}
Bị cáo Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng Giám đốc PVC trả lời HĐXX. Ảnh: TTXVN

Sở dĩ khi đó bị cáo Thuận ký vào hợp đồng số 33 dù biết hợp đồng đó chưa đủ thủ tục nhằm để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Lúc này PVC có khó khăn về tài chính nên bị cáo đã ký để có tiền trả nợ ngân hàng và đối tác.

Vẫn theo lời khai của bị cáo Thuận, thời điểm 2010-2011, năng lực tài chính của PVC vô cùng khó khăn khi tổng mức đầu tư tài chính vượt gần 1.000 tỷ đồng so với vốn điều lệ, làm mất cân đối dòng tiền đầu tư. PVC rất khó khăn về tài chính, áp lực trả tiền ngân hàng và và rót vào các dự án khác.

{keywords}
Toàn cảnh phiên xét xử. Ảnh: TTXVN

Về mặt năng lực chuyên môn, tại thời điểm đó PVC chưa đủ kinh nghiệm để nhận lại dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT PVC) cho hay, bị cáo không được biết, không được thảo luận về hợp đồng số 33.

Nhưng dựa vào ý kiến của những người khác, bị cáo đã thống nhất cùng Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận ký hợp đồng EPC số 33. Và việc tạm ứng tiền từ hợp đồng 33 như vậy là sai.

{keywords}
Bị cáo Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng PVC trả lời HĐXX. Ảnh: TTXVN

Bị cáo Phạm Tiến Đạt (nguyên là kế toán trưởng của PVC) khai, nhận thức của bị cáo khi đó là tiêu trước, hoàn trả sau. Khi đó PVC đứng trước áp lực phải trả nợ ngân hàng là hơn 700 tỷ. Còn lại là đầu tư góp vốn vào các đơn vị hơn 200 tỷ. Số còn lại gần 100 tỷ là hỗ trợ vốn lưu động cho các công trình đang cần vốn.

Việc sử dụng tiền tạm ứng như vậy theo nhận thức ban đầu của bị cáo đơn giản chỉ là việc thu xếp nguồn tiền nhàn rỗi, chắc là sẽ không gây hậu quả gì. Sau này khi làm việc với CQĐT, bị cáo nhận thức là đã vi phạm.

Xét xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm

Xét xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm

Tin tức vụ xét xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm được cập nhật liên tục 24h tại Vietnamnet.vn.

Thu được bao nhiêu tài sản vụ ông Đinh La Thăng cố ý làm trái?

Thu được bao nhiêu tài sản vụ ông Đinh La Thăng cố ý làm trái?

Ngày 8/1, ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm bị đưa ra xét xử. Trong vụ án này, CQĐT đã thu hồi bao nhiêu tài sản?

Ông Đinh La Thăng xin được hưởng khoan hồng

Ông Đinh La Thăng xin được hưởng khoan hồng

Trong giai đoạn truy tố, ông Thăng nhận trách nhiệm trước pháp luật với tư cách người đứng đầu PVN và xin được hưởng lượng khoan hồng.

'Hợp đồng chết người' đẩy ông Đinh La Thăng đến vành móng ngựa

'Hợp đồng chết người' đẩy ông Đinh La Thăng đến vành móng ngựa

Hợp đồng có nhiều nội dung không có thật. Các bị can tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC...

T.Nhung