Bộ Y tế cho biết, trong 3 ngày nghỉ Tết, từ 29 Tết đến sáng mùng 2 Tết (ngày 10/2 tới sáng 13/2), cả nước đã thực hiện khám, cấp cứu hơn 125.000 bệnh nhân, giảm gần 50% so với 3 ngày Tết Canh Tý 2020. Số bệnh nhân phải nhập viện điều trị nội trú là 52.700 trường hợp, giảm 66%.

Trong 3 ngày Tết, các cơ sở y tế đỡ đẻ, mổ đẻ cho 7.623 em bé chào đời. Số lượng này vào Tết Canh Tý 2020 là hơn 8.400 trẻ.

Do tác động của dịch Covid-19, nhu cầu đi lại, tụ tập Tết Tân Sửu giảm hơn bình thường nên số ca cấp cứu do đánh nhau, tai nạn giao thông, ngộ độc… đều giảm, riêng tai nạn pháo nổ tăng.

{keywords}

Y bác sĩ tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cấp cứu ca tai nạn giao thông dịp Tết

Cụ thể, có hơn 30.000 ca khám, cấp cứu do tai nạn giao thông, giảm 17,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số người tử vong lại tăng 10% so với cùng kỳ với 140 trường hợp.

Liên quan đến tai nạn đánh nhau, có 1.986 ca phải cấp cứu, nhập viện, giảm 44,6% so với Tết Canh Tý, trong đó có 300 trường hợp đánh nhau do rượu bia.

Sau 3 ngày nghỉ Tết, các cơ sở y tế tiếp nhận 321 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, nhiều hơn 11,8% so với cùng kỳ, không có ca tử vong. Có 108 trường hợp cấp cứu do vũ khí, vật liệu nổ khác, 1 ca tử vong do bị bắn.

Tính cả 3 ngày nghỉ Tết đầu tiên đã có tổng cộng 5.949 trường hợp khám, cấp cứu do tai nạn sinh hoạt, lao động, chiếm 15,2% trong tổng số ca khám, cấp cứu bệnh viện, trong đó 3 người đã tử vong.

Số ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn trong những ngày Tết Tân Sửu cũng giảm 19,3% với gần 2.200 ca, trong đó 521 ca ngộ độc rượu, bia, 423 ca ngộ độc thức ăn tự chế biến.

Thúy Hạnh

Xúc động video nam điều dưỡng hát tặng mẹ từ khu cách ly

Xúc động video nam điều dưỡng hát tặng mẹ từ khu cách ly

Trong bộ đồ chống dịch, nam điều dưỡng tranh thủ phút ngơi nghỉ để gọi video cho mẹ, hát tặng bà bài hát “Xuân này con không về”.