Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được. Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.

Theo các chuyên gia, đột quỵ phần lớn gặp ở người cao tuổi nhưng những người trẻ cũng có nguy cơ gặp phải. Có những bạn trẻ 20 - 40 tuổi đã bị đột quỵ, thậm chí còn bị sớm hơn. Đột quỵ ở người trẻ thường diễn tiến nặng, nguy cơ tử vong cao.

{keywords}
 

5 thói quen gia tăng rủi ro hình thành cơn đột quỵ cao nhất

Ngồi nhiều/ thức khuya

Việc thức khuya kéo dài nhiều đêm có thể làm kích thích và tổn thương mạch máu. Khi thức quá khuya hoặc tâm trạng quá căng thẳng, lo lắng, áp lực, các hormone trong mạch máu có thể khiến cảm xúc bùng phát, chúng sẽ tiếp tục tiết ra các chất adrenaline và kích thích tố khác, có thể gây ra bất thường trong mạch máu và gây đột quỵ.

Ngồi hoặc nằm nhìn chằm chằm vào điện thoại di động hay các thiết bị điện tử trong một thời gian dài có thể làm nén các mạch máu ở cổ gây ra tình trạng ứ đọng mạch máu và có thể hình thành các cục máu đông. Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra, sẽ gia tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Uống nhiều rượu bia, nước tăng lực

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi uống bia rượu quá nhiều và thường xuyên chúng ta có thể phải đối diện với tình trạng tăng huyết áp và có nguy cơ bị xuất huyết não.

{keywords}
 

Một lon thức uống năng lượng (nước tăng lực) có dung tích 300ml giúp bổ sung nhiều khoáng chất tốt và không gây tác hại đáng kể. Tuy nhiên, uống nhiều hơn 2 lon một ngày sẽ gây áp lực lên động mạch, tăng lượng đường trong máu, chóng mặt, bồn chồn, co giật, thậm chí đột quỵ. Tùy theo cơ địa mỗi người mà có người vài tháng, hoặc vài năm mới phát bệnh.

Hút thuốc

Nghiện thuốc lá không chỉ làm hỏng lá phổi, nó còn góp phần đẩy cao hàm lượng cholesterol trong cơ thể làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông và ngăn chặn quá trình tuần hoàn máu lên não.

Ăn uống không lành mạnh

Đồ ăn lạnh, nhiều chất béo, nhiều đường hay đồ ăn quá mặn… đều có thể dễ khiến sức khỏe tim mạch của bạn giảm sút.

{keywords}
 

Hạ nhiệt cơ thể nhanh

Bật điều hòa xuống thấp khi mới đi nắng về, Tắm ngay lúc vừa mới đi nắng về, tắm quá khuya hoặc nhiều lần trong ngày… khiến cơ thể bị sốc nhiệt, các tĩnh mạch giãn ra, huyết áp giảm. Những người có huyết áp thấp, huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ và tử vong.

5 điều nên làm để phòng tránh đột quỵ, tai biến khi nắng nóng

Ngoài tuổi và giới tính là các yếu tố không thể thay đổi thì những yếu tố nguy cơ khác đều có thể can thiệp được để giúp phòng nguy cơ đột quỵ khi mùa nóng về.

{keywords}
 Những người lạm dụng bia rượu, thuốc lá, sử dụng chất kích thích, tình trạng “béo phì văn phòng”…có nguy cơ cao bị đột quỵ khi còn trẻ

Trước hết, cần điều trị và kiểm soát tốt đối với các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch… Đồng thời tuân thủ các chú ý sau:

Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Nên mặc dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Quần áo nên nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát; không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.

Để nhiệt độ máy điều hòa trong khoảng 26 - 280C. Hoặc làm mát nhà bằng cách che nắng, mở cửa cho thông thoáng, bật quạt.

Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Định kỳ sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15-20 phút.

Uống nước thường xuyên để tránh mất nước. Nên dùng thêm nước trái cây, rau xanh. Rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện của thời tiết nắng nóng.

Các yếu tố khác: kiểm soát stress, kiểm soát huyết áp và đường huyết; khám sức khỏe định kỳ… cho người có mắc các bệnh có nguy cơ cao đột quỵ.

Sử dụng các thực phẩm mang lại lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, không thể thiếu việc sử dụng những thực phẩm bổ sung cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, phòng ngừa đột quỵ, nhất là những sản phẩm được khoa học chứng minh có tác dụng làm tan cục máu đông, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, giúp cho việc lưu thông máu lên não tốt chiết xuất lấy Enzym Nattokinase từ đậu nành lên men để dự phòng đột quỵ.

{keywords}
 

TPBVSK viên nang "NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu.


Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

 

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 00589/2018/ATTP - XNQC


Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

(Nguồn: Công ty CP Dược Hậu Giang)