Viêm họng thuần túy thường là hệ quả của việc cơ thể bị vi khuẩn tấn công. Biến chứng do viêm họng tuy hiếm nhưng hoàn toàn có thể xảy ra nếu người bệnh không có các biện pháp chữa trị thích hợp.

Từ viêm họng đơn thuần…

GS.TS Nguyễn Hữu Khôi (Nguyên chủ nhiệm bộ môn Tai mũi họng, BV Đại học Y dược TPHCM) cho biết vi khuẩn gây nên viêm họng là Streptococcus pyogenes, một chủng đặc biệt của vi khuẩn liên cầu. Streptococcus pyogenes xuất hiện trong môi trường ô nhiễm, dày đặc khói bụi và khí thải. Loại vi khuẩn này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu sức đề kháng có dấu hiệu suy giảm, nhất là khi thời tiết trở lạnh hoặc chuyển mùa. Bên cạnh đó, việc uống nước lạnh thường xuyên hoặc hút thuốc lá sẽ khiến lớp niêm mạc họng bị tê liệt, tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động, gây sưng viêm.

Cần lưu ý rằng, Streptococcus pyogenes hoàn toàn có thể lây từ người sang người thông qua dịch đờm khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nó cũng có thể lan truyền thông qua việc ăn chung, uống chung, thậm chí lưu lại trên tay nắm cửa hoặc bất kỳ bề mặt nào, chờ cơ hội xâm nhập vào cơ thể khác.

Chỉ sau hai đến ba ngày nhiễm Streptococcus pyogenes, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, và xuất hiện các triệu chứng đau ngứa cổ, ho khan hoặc ho có đờm, có mảng trắng trên amidan, sưng hạch bạch huyết, một số trường hợp còn gây ra sốt.

Đến các biến chứng không mong muốn.

Viêm họng về bản chất không phải là bệnh nguy hiểm và dễ dàng chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời, viêm họng sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Một số biến chứng có thể kể đến là nhiễm trùng hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang, áp xe họng sau, viêm hạch bạch huyết, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng huyết.

Đường hô hấp trên và quá trình vi khuẩn lây lan đến các bộ phận cơ thể

{keywords}

Các phương pháp điều trị viêm họng

Do tính chất nghiêm trọng của các biến chứng mà bệnh viêm họng có thể gây ra, người bệnh cần tiến hành thăm khám ngay khi có những dấu hiệu nhiễm khuẩn đầu tiên và tiến hành điều trị kịp thời. Thông thường liệu trình điều trị sẽ tập trung ở ba phương diện kháng sinh, kháng viêm kết hợp với làm giảm các triệu chứng viêm cấp tính. Sau khi được điều trị kháng sinh, các dấu hiệu nhiễm trùng sẽ thuyên giảm trong vòng 24 giờ và bệnh sẽ thuyên giảm trong khoảng một tuần.

Bên cạnh việc tuân thủ theo đơn thuốc do bác sĩ chỉ định, bệnh nhân viêm họng có thể sử dụng thêm loại viên ngậm kháng viêm tác dụng ngay tại họng, vừa tăng hiệu quả điều trị, giảm nhanh triệu chứng vừa tiện dụng,…

Sản phẩm viên ngậm trị viêm họng thường chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm tác dụng tại chỗ giúp tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt, hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị.

Cần lưu ý rằng, một khi biến chứng viêm họng xảy ra, việc chữa trị sẽ tốn nhiều thời gian lẫn tiền bạc và đôi khi để lại những di chứng không mong muốn về sau. Do đó, điều trị sớm viêm họng kết hợp với các biện pháp giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là cách bảo vệ sức khỏe đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu.

{keywords}

Viên ngậm trị viêm họng Star Sore Throat

Star Sore Throat có chứa kháng sinh tyrotricin 4mg, sát khuẩn cetrimonium bromid 2mg và giảm đau tại chỗ lidocaine 1mg giúp giảm nhanh đau họng. Hương bạc hà thơm mát mang lại cảm giác dễ chịu.

Star Sore Throat không chứa đường glucosoze, phù hợp với người ăn kiêng, và an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Thông tin chi tiết của sản phẩm, độc giả tham khảo tại đây https://opvstar.vn/vi/san-pham.html

Tấn Tài