- Hiện nay lại chưa có vắc xin phòng chống  bệnh cúm A H5N1 ở người, vì thế nó chính là nỗi lo sợ của rất nhiều người. Nhiều người lo lắng liệu bệnh cúm A H5N1 có lây truyền từ người sang người không?

 

Bệnh cúm A H5N1 có lây từ người sang người không?

Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Cambridge - Anh đăng trên tạp chí "Khoa học" năm 2012. Các chủng virus cúm H5N1 tồn tại trong tự nhiên đã có hai trong số năm biến thể chủ chốt và cần thiết để loại virus này có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp. Điều này chứng tỏ các biến thể của loại virus H5N1 có khả năng xâm nhập trong cơ thể con người hay các loài động vật có vú. Hay nói cách khác, cúm A H5N1 có thể lây từ người sang người.

Chính vì thế khi có người bị nhiễm virus cần được cách ly ngay, phòng tránh lây nhiễm. Bởi theo con đường hô hấp thì bệnh rất dễ phát tán và lan truyền trên một diện rộng, khó kiểm soát và tiêu diệt triệt để.

{keywords}

Trong trường hợp gia đình có người bị bệnh cúm A H5N1 thì phải làm như thế nào?

Đối với người bệnh:

Những người đã được xác định hoặc nghi ngờ mắc cúm A H5N1 phải được cách ly tại bệnh viện. Các chất thải của bệnh nhân như là chất nôn, đờm rãi,... phải được chứa trong bô có nắp đậy kín và khử khuẩn triệt để bằng Chloramin B.

Người bệnh phải luôn đeo khẩu trang y tế trong thời gian điều trị và khi di chuyển trong bệnh viện. Hạn chế tối đa việc đưa bệnh nhân ra khỏi buồng bệnh hoặc khu vực cách ly. 

Trong trường hợp đặc biệt khi chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực cách ly cần sử dụng xe cứu thương chuyên dụng. Người đi cùng và các y bác sĩ, lái xe phải có đồ bảo hộ.

Phương tiện vận chuyển, xe cứu thương sau đó phải được khử khuẩn trước khi sử dụng lại. Các chất thải trong quá trình chăm sóc, điều trị, nuôi dưỡng bệnh nhân cúm A H5N1 phải được xử lý kĩ càng như các chất thải y tế nguy hại.

 

Đối với người tiếp xúc:

Những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cúm A H5N1 hoặc gia cầm bị bệnh cần được lập danh sách và theo dõi trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối.

Đối với người lớn là 21 ngày, còn đối với trẻ em dưới 15 tuổi và phải được đo nhiệt độ hàng ngày. 

Bố trí nơi ăn ngủ riêng cho những người được cách ly theo dõi và  hạn chế đi lại, tiếp xúc.  Phải thường xuyên mang khẩu trang y tế và sử dụng thuốc sát khuẩn mũi họng hàng ngày.

Tại gia đình, hoặc khu vực ổ dịch cần thực hiện triệt để việc khử khuẩn bề mặt bằng Chloramin B 2% hay xử lý không khí bị ô nhiễm bằng fomaline.

Những người tiếp xúc với nguồn lây nhiễm trong khu vực dịch bệnh phải thực hiện tốt phòng hộ cá nhân hàng ngày, đặc biệt đeo mang khẩu trang và rửa tay sạch bằng xà phòng thường xuyên.

Dương Thị Uyên