- Bệnh loãng xương thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng gì đặc biệt, cho nên rất khó phát hiện. Bệnh thường chỉ được chẩn đoán khi đã trở nặng hoặc có biến chứng gãy xương. 

Lúc này việc điều trị chủ yếu là điều trị biến chứng và điều trị hậu quả do loãng xương gây ra, việc điều trị cũng chỉ góp phần làm giảm sự phát triển của bệnh.

Loãng xương thực chất chính là hậu quả của sự rối loạn trong cân bằng tạo và hủy xương, trong đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế. Hậu quả nặng nhất của loãng xương là gãy xương. Tuổi thọ trung bình càng cao, số người mắc bệnh ngày càng nhiều.

{keywords}


Các triệu chứng thường gặp của bệnh loãng xương

Đau mỏi ở cột sống, đau dọc các xương dài đặc biệt là xương chân, tay, đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh hay bị chuột rút các cơ...

Đau lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu, thay đổi tư thế.

Đầy bụng chậm tiêu, đau ngực khó thở, gù lưng, giảm chiều cao.

Trong những trường hợp bị loãng xương nặng có thể có các triệu chứng về hô hấp, đau vùng bụng do gù và có sự gập cột sống quá mức, bờ dưới xương sườn chạm vào mào chậu làm các tạng trong ổ bụng bị đè ép gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Gãy cổ xương đùi là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân loãng xương, bệnh nhân phải bất động nhất là ở người già dễ bị loét các điểm tỳ (mông, gót...). Viêm phổi phế quản, ứ đọng đờm dãi do bệnh nhân phải bất động dài ngày làm tăng nguy cơ và tăng tỉ lệ tử vong.

Gãy xẹp cột sống lưng, thắt lưng gây gù, giảm chiều cao, có thể chèn ép các rễ thần kinh gây đau, rối loạn cảm giác, phản xạ, dễ mắc các bệnh do nhiễm trùng cơ hội.

Gãy đầu dưới xương quay, gãy xẹp cột sống là những biểu hiện hay gặp nhất của bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, những bệnh nhân này thường có độ tuổi trẻ hơn so với những bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi. Những bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi do loãng xương thường xảy ra ở người cao tuổi và có nhiều bệnh phối hợp nên tỉ lệ tử vong liên quan đến gãy cổ xương đùi tăng cao hơn do gãy xương ở các vị trí khác.

Gãy xẹp đốt sống kiểu hình đĩa: Mặt trên hoặc mặt dưới của thân đốt sống bị lõm và chiều cao chính giữa thân đốt sống < 80%.

Gãy hình chêm: Chiều cao phía trước thân đốt sống, lún xẹp < 80% so với chiều cao ở gãy xương vùng cẳng tay (đầu dưới xương quay).

Gãy đầu dưới xương quay điển hình nhất là khi ngã về phía trước và chống tay xuống đất. Do loãng xương bệnh nhân cần phải bó bột trong vòng 4-6 tuần để có thể liền xương. 

Gãy xương ở các vị trí khác

Các gãy xương khác có liên quan đến loãng xương gồm gãy đầu trên xương đùi, xương cảnh chậu, đầu xa của xương chầy hoặc xương chầy/mác, xương sườn hoặc thân xương chầy. 

Tại các vị trí xương dễ gãy nêu trên chủ yếu do giảm các bè xương so với phần xương đặc. Điều này rất quan trọng vì khi tăng chu chuyển xương thì các vị trí có nhiều xương bè dễ bị mất xương và hậu quả dễ gãy xương do chấn thương nhẹ. Ở các vị trí có xương đặc chiếm ưu thế rất ít khi xảy ra gãy xương (như xương bàn chân, xương cổ tay).

Trên đây là những biểu hiện cho thấy bạn đang bị bệnh loãng xương, cần phải chẩn đoán và chữa trị kịp thời nếu không muốn bị gãy xương. 

Thái Thị Hậu